Phóng to |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình: “Chúng tôi dự kiến lộ trình từ năm 2012-2014 cố gắng điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp” - Ảnh: Việt Dũng |
Phải dựa vào mức sống thực tế để tính lương"Lương tối thiểu vẫn chưa đủ đáp ứng mức sống"
Cố gắng điều chỉnh lương cho phù hợp
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết thực hiện chủ trương về cải cách chế độ tiền lương, bộ đang chủ động phối hợp với các bộ, ngành khác để xây dựng đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công. Có bốn vấn đề đang được tập trung: thứ nhất, nghiên cứu mức lương tối thiểu; thứ hai, nghiên cứu quan hệ lương tối thiểu, trung bình, tối đa; thứ ba, về thang lương, bảng lương, ngạch lương, bậc lương; thứ tư, chế độ phụ cấp.
“Chúng tôi dự kiến lộ trình từ năm 2012-2014 cố gắng điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp. Sau đó mới tính quan hệ giữa mức lương tối thiểu, trung bình, tối đa để tránh dàn trải. Cuối cùng mới tính đến ngạch lương, thang lương, bậc lương, tính đến yếu tố trợ cấp theo hướng đưa một số phụ cấp hiện nay vào trong lương mới để cân đối cho phù hợp” - ông Bình cho hay.
Không có chuyện thu hồi vốn đã đầu tư
"Đến cuối năm 2011 nợ công VN ở mức 54,6% GDP, mức này theo tôi là rất cao và cần có những cảnh báo, bởi vì nhìn sang các nước khu vực như nợ công của Thái Lan là 44%, Indonesia là 39,7%, Philippines là 47,3%. Vậy mà tôi thấy còn nhiều ý kiến cho rằng nợ công của VN vẫn ở mức an toàn, vẫn đảm bảo an ninh tài chính. Cách đây ba năm, các nước châu Âu cũng nói nợ công an toàn, vậy mà họ đang vỡ nợ. Tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh thành và 49 cơ quan trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách" Đại biểu TRẦN HOÀNG NGÂN |
Ông Vinh khẳng định Chính phủ không cắt một đồng nào của các công trình do Bộ Giao thông vận tải quản lý, vẫn để nguyên kế hoạch năm 2011. “Nhưng vì Bộ Giao thông vận tải hằng năm đều thiếu vốn nên năm nào cũng phải dùng vốn ứng trước của năm sau để đầu tư cho năm kế hoạch. Ví dụ như Bộ Giao thông vận tải muốn ứng khoảng 3.700 tỉ đồng nữa để đầu tư tiếp cho năm 2012 nhưng vì nghị quyết 11 không cho ứng cho nên hàng loạt dự án không có tiền đầu tư tiếp” - ông Vinh giải thích.
Không đủ thời gian để giải trình với QH, bên lề hành lang QH, ông Bùi Quang Vinh nói thêm với báo chí: “Tôi muốn nói chủ trương giảm đầu tư công bây giờ là đúng hướng, nhưng nếu cứ tiếp tục đầu tư công theo hướng này thì đất nước sẽ nguy nan. VN khác hoàn toàn các nước khác, VN đang bắt đầu phát triển cho nên hạ tầng xã hội của chúng ta rất yếu kém. Phải nói tổng mức đầu tư của VN hiện nay quá thấp. Ví dụ trong tổng mức đầu tư như báo cáo của Ủy ban Tài chính - ngân sách nói năm nay giải ngân 123.000 tỉ đồng, số này chỉ bằng hơn hai lần đường tàu điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên, công trình này cần tới 47.000 tỉ đồng. Vậy mà 123.000 tỉ đó phải bố trí cho quá nhiều công trình ở 63 tỉnh thành, quá nhỏ bé. Chúng ta nói chi đầu tư công năm nay khoảng 180.000 tỉ, trong khi đó bội chi 140.000 tỉ, như vậy chi đầu tư công cơ bản là bội chi. Do đó phải nâng trần nợ công lên một chút và phải có một chút bội chi để đầu tư chứ thu bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu thì lấy đâu mà phát triển”.
Không nên quá lo lắng
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, về cơ cấu nợ, ODA chiếm 75%, vay ưu đãi khác là 19%, vay thương mại 7%. Các khoản vay ODA phần lớn là lãi suất thấp và thời gian ân hạn dài. Đối với nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 58% và đang có xu hướng giảm trong cơ cấu, còn nợ trong nước là 42% và xu hướng đang tăng lên. Tuyệt đại bộ phận các vốn ODA và vốn vay, nợ công tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả sử dụng nợ công cũng làm tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong năm năm vừa qua đạt tỉ lệ 7,2%.
“Hiện VN trả nợ khoảng 14-16% tổng ngân sách nhà nước, trong khi theo thông lệ quốc tế, mức trả nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách. Do đó, chúng tôi nghĩ chúng ta không lạc quan, nhưng cũng không nên quá lo lắng về nợ công”.
“Một người bị ảnh hưởng, tôi cũng áy náy”
Trình bày khá dài trước QH, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết: “Trong nhiều ngày qua, Bộ Giao thông vận tải nhận được rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp của người dân, từ những em học sinh, sinh viên đến các bác cựu chiến binh, các bác về hưu, kể cả những bà mẹ trẻ tham gia góp ý, hiến kế cho việc giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như ùn tắc giao thông. Dù đó là những ý kiến khen ngợi, động viên hay chỉ trích, phê bình nặng nề, chúng tôi vẫn cho rằng đây là những ý kiến có tinh thần trách nhiệm rất cao”.
Đi vào những giải pháp, ông Thăng khẳng định sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các quy hoạch, chiến lược về giao thông vận tải. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển vận tải công cộng ở các đô thị lớn. Đồng thời tập trung vào các dự án quan trọng, đặc biệt là tuyến đường trục Bắc - Nam, các trục hướng tâm ở các khu kinh tế lớn để đảm bảo động lực phát triển kinh tế.
Đối với phương án đổi giờ làm việc vừa trình Chính phủ, ông Thăng giải trình: “Việc đổi giờ làm việc hay phân luồng, phân làn hiện nay cũng không phải là sáng kiến gì của ngành giao thông vận tải mà đang thực hiện một cách hết sức nghiêm túc nghị quyết đã có của Chính phủ. Đổi giờ làm việc sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến một số người dân, dù chỉ một người bị ảnh hưởng bởi chính sách thì chúng tôi cũng hết sức áy náy. Chúng tôi mong người dân, cử tri, các em học sinh, sinh viên, các đại biểu QH hết sức chia sẻ, bởi vì mình có thể hi sinh một chút nhỏ của mình nhưng được cái lớn hơn của cả đất nước, cộng đồng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận