28/08/2011 07:45 GMT+7

Các nhà thầu thiếu thiện chí khắc phục

Bà Chung Ngọc Nhãn
Bà Chung Ngọc Nhãn

TT - Liên quan vụ hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường Nhà máy đạm Cà Mau mà báo chí phản ánh thời gian qua, ngày 27-8 phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Chung Ngọc Nhãn - giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau.

foKMM2S4.jpgPhóng to
Bà Chung Ngọc Nhãn - Ảnh: C.Q.

"Không có ai ở đây đồng tình với việc tồn tại công nhân Trung Quốc lao động không phép"

Bà Nhãn cho biết UBND tỉnh Cà Mau đã có buổi họp với các ngành lao động, tư pháp, công an, Ban quản lý dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau (CPMB) và nhà thầu Trung Quốc, đây là lần giải quyết cuối cùng. Từ nay trở đi nếu nhà thầu vẫn không chấp hành sẽ bị đề nghị xử lý nghiêm khắc, phù hợp với pháp luật của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

* Ở góc độ quản lý nhà nước, trước đây sở có đặt vấn đề với nhà thầu Trung Quốc về việc sử dụng lao động của Việt Nam không?

- Mình có đặt vấn đề chứ, nhưng họ nói do họ trúng thầu, do yêu cầu công việc, do tiến độ... nên người của họ phù hợp hơn. Mình cũng “nhức đầu” về việc vì sao họ không sử dụng lao động của Cà Mau.

* Vừa rồi đại diện CPMB có nói trong tháng 8 và 9-2011 sẽ tăng thêm số lao động từ khoảng 3.700 người lên 4.000 người do đang vào đỉnh điểm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy. Bà có đặt vấn đề họ phải tuyển lao động địa phương?

- Hôm vừa rồi họp nhà thầu có nói sắp tới sẽ rút lao động họ về. Số lao động để lại là kỹ sư bậc cao, từ cuối tháng 9 có thể tuyển người địa phương vào. Còn thông tin họ muốn tăng số lượng lao động thì tôi chưa biết.

Không đồng ý xin gia hạn thêm 2 tháng

Bà Chung Ngọc Nhãn cho biết: “Tới thời điểm này còn 600 lao động Trung Quốc chưa đủ thủ tục và nhà thầu Trung Quốc có xin cho gia hạn thêm hai tháng nhưng UBND tỉnh và sở đều không đồng ý. Nhà thầu cũng nói đến cuối tháng 9-2011 rút số lao động này về nước nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu họ phải khẩn trương bổ sung những thủ tục như đã nói trên.

Trong thời gian chờ, CPMB và nhà thầu phải có giấy bảo lãnh cho từng lao động Trung Quốc làm việc không phép. Các đơn vị này phải nộp giấy bảo lãnh cho chúng tôi vào ngày 26 và 27-8 nhưng đến trưa 27-8 chúng tôi vẫn chưa nhận được. Đối với 90 lao động phổ thông Trung Quốc trên công trường này thì nhất định phải đưa họ về nước trong thời gian sớm nhất, nếu có thiếu lao động thì đưa người địa phương vào làm”.

* Dư luận bức xúc vì sao vụ lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trình nhà máy đạm lại có thể tồn tại nhiều năm mặc dù cơ quan chức năng của tỉnh đã nhiều lần kiểm tra? Phải chăng cơ quan chức năng làm chưa nghiêm hay có vấn đề gì khác?

- Phải khẳng định việc lao động Trung Quốc tại nhà máy đạm không đăng ký cấp phép lao động với sở là sai và trách nhiệm thuộc về nhà thầu Trung Quốc.

Mặc dù UBND tỉnh có chỉ đạo sở và cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý hành chính nhưng thời gian qua và đến lúc này các nhà thầu Trung Quốc vẫn thiếu thiện chí khắc phục, số lao động không phép ngày một tăng. Vừa rồi nhà thầu có viện dẫn do thủ tục Việt Nam rườm rà, tôi liền cho rằng nói vậy là không đúng vì trước khi anh đến Việt Nam làm việc thì anh phải hoàn thành thủ tục theo quy định.

Lúc đầu mỗi quý chúng tôi kiểm tra một lần, sau thì nửa tháng/lần, nhưng số lao động Trung Quốc làm việc không phép vẫn cứ tăng. Có điều lúc trước kiểm tra, xử phạt nhưng số lượng không nhiều như bây giờ chứ không phải chúng tôi thờ ơ, không có trách nhiệm.

* Lao động Trung Quốc làm việc trái phép vẫn tồn tại ở công trình này trong một thời gian dài, theo bà, trách nhiệm thuộc về ai?

- Mình đã làm hết sức nhưng họ vẫn cố tình. Như vậy họ đã vi phạm và mình cần phải xử lý nghiêm trên tinh thần trách nhiệm hợp tác, đúng pháp luật Việt Nam, đảm bảo tiến độ công trình. UBND tỉnh đã chỉ đạo và khẳng định việc nhà thầu không thực hiện đúng thủ tục lao động là sai và buộc họ phải thực hiện đúng. Không có ai ở đây đồng tình với việc tồn tại công nhân Trung Quốc lao động không phép. Hôm họp với nhà thầu tôi có nói “đúng ra anh phải gặp tôi trước đây nhiều lần, để xảy ra như vậy là trách nhiệm của anh”.

Về phía ngành, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng thực tế đã xảy ra như vậy. Bài học ở đây là ngay từ đầu mình phải kiên quyết hơn, chặt chẽ và mạnh mẽ hơn. Nếu mình nắm thông tin họ ngay từ đầu từ các cơ quan hữu quan thì có thể đã hạn chế được vi phạm.

________

Tin bài liên quan:

Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phépPhần lớn không có bằng cấpKiến nghị trục xuất nếu không đủ hồ sơVụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi“Công nhân kỹ thuật” làm việc phổ thôngSẽ có biện pháp giải quyết triệt đểXử nghiêm lao động nước ngoài không phépLao động TQ không phép ở Cà Mau: Vẫn chưa có báo cáo xử lý

Bà Chung Ngọc Nhãn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên