03/06/2011 08:55 GMT+7

Phản đối hải quân Trung Quốc dùng súng uy hiếp ngư dân Phú Yên

H.GIANG
H.GIANG

TT - Ngày 2-6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối việc lực lượng hải quân Trung Quốc dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam trong khi họ đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Read this on Tuoitrenews.vn

b2veBO2L.jpgPhóng to
Ngư dân Lê Văn Quang và tàu cá vừa trở về đất liền - Ảnh: Duy Thanh

Trước đó ngày 1-6, ba tàu quân sự của Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp tàu cá PY 92305 TS của ngư dân tỉnh Phú Yên trong khi họ đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong công hàm, phía Việt Nam nhấn mạnh hành động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Phía Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá cùng ngư dân Việt Nam hoạt động tại khu vực này.

TT - Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đang triển khai đề án “Phần mềm quản lý tàu cá trên địa bàn TP Đà Nẵng” nhằm đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển, cứu hộ cứu nạn ngư dân, quản lý tàu thuyền.

jUF6XkGt.jpgPhóng to
Thượng úy Hà Văn Thoong

Ngày 25-5 tại Hà Nội, hội đồng giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội (Bộ Quốc phòng) đã tặng giải nhì cho công trình khoa học “Phần mềm quản lý tàu cá trên địa bàn TP Đà Nẵng”. Trước đó năm 2010, đề tài này đã đoạt giải nhất về sáng tạo khoa học của Bộ tư lệnh biên phòng. Đề tài do thượng úy Hà Văn Thoong (phòng chính trị) và thượng úy Đinh Thanh Phú (trợ lý tác chiến) thực hiện.

Nhân dịp đề án được triển khai, trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng úy Hà Văn Thoong - một trong hai tác giả của đề tài này - cho biết:

- Thực tế số lượng tàu thuyền và thuyền viên của đơn vị quản lý càng ngày càng lớn với khoảng 2.500 phương tiện và hơn 10.000 lao động trên biển. Trong khi việc mua bán, trao đổi tàu thuyền thường xuyên diễn ra nên việc quản lý bằng giấy tờ như trước đây không còn phù hợp. Công tác quản lý phải nhanh chóng hơn.

Cùng với đó là vấn đề cung cấp kịp thời thông tin về tình hình trên biển, tàu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Đà Nẵng cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hằng năm có rất nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại về người và phương tiện. Yêu cầu về báo cáo thống kê các phương tiện hoạt động trên biển khi xảy ra thiên tai là vấn đề rất cấp bách, trong khi việc quản lý bằng sổ sách như hiện tại vừa chậm, vừa không chính xác.

Máy chủ của hệ thống sẽ đặt tại bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và các đường truyền kết nối xuống các đồn, trạm kiểm soát biên phòng nơi tàu thuyền ra vào bến bằng mạng Internet. Theo đó, mỗi tàu sẽ được gắn một con chip vệ tinh (GPS) để thu phát tín hiệu về đất liền. Mỗi khi tàu thuyền xuất bến, các đồn biên phòng có nhiệm vụ cập nhật thông tin về số hiệu tàu, ngư dân đi trên tàu, dự kiến sẽ đánh bắt ở vùng biển nào... Tất cả thông tin trên sẽ được chuyển về máy chủ.

Hệ thống này sẽ giúp đỡ kịp thời trong công tác phòng chống thiên tai. Khi bão di chuyển theo hướng nào chỉ cần nhìn lên màn hình, ở đất liền lực lượng biên phòng sẽ biết ngay ngư dân của mình đang ở tọa độ nào, có nguy hiểm hay không. Từ đó hướng dẫn ngư dân di chuyển tàu thuyền về phía an toàn nhất. Trong trường hợp có tàu cá bị nạn trên biển thì tàu cứu nạn sẽ có trong tay tọa độ để ứng cứu một cách chính xác. Điển hình như bão Chanchu năm 2006, lúc xảy ra rồi mới đi điều tra từng người, ở đâu, tàu về chưa, rất vất vả. Nhưng nếu có hệ thống này thì chỉ cần vào máy tính là biết hết.

H.GIANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên