* Sa Pa: đèo Ô Quý Hồ ngập trắng băng tuyết* Lạng Sơn: Băng tuyết dày đặc Mẫu Sơn* Cao Bằng: trên 900 trâu bò chết* Người Hà Nội co ro trong mưa rét. Nhiều trường đồng loạt cho HS nghỉ
Băng tuyết rải trắng trên thảm cỏ sát mặt đất, bám trên những bụi cây ven quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu, phủ trắng trên những cánh rừng của dãy Hoàng Liên.
Phóng to |
Khu vực đèo Ô Quý Hồ ngập trắng băng tuyết - Ảnh: Hồng Thảo |
Phóng to |
Người dân lùa gia súc đi tránh rét - Ảnh: Hồng Thảo |
Phóng to |
Ôtô chết máy giữa đèo vì trời lạnh - Ảnh: Hồng Thảo |
Phóng to |
Xe khách chạy qua vùng băng giá - Ảnh: Hồng Thảo |
Trời mịt mù sương, gió bấc thổi mạnh, rét tê tái, nhiệt độ ngoài trời ở mức -0,8 độ C. Hầu hết nhà dân ở khu vực này đóng kín cửa, đốt lửa sưởi trong nhà để chống rét. Tuy vậy, ở đỉnh đèo Ô Quý Hồ vẫn có một số người dân căng lều bán đồ nướng, bán nước uống phục vụ khách qua lại và những tay máy ảnh, quay phim từ các nơi đổ lên đây săn ảnh.
Rất đông du khách từ thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa kéo lên đỉnh đèo Ô Quý Hồ để chiêm ngưỡng băng tuyết, nhiều bạn trẻ mang theo những túi nilông để gói băng tuyết thiên nhiên đem về thành phố.
Chị Nguyễn Thị Hợp, bán hàng ở khu vực này, cho biết khoảng 4 giờ sáng nay, trời đột nhiên rét lạnh, lúc ấy băng tuyết bắt đầu hình thành, bám vào các thảm cỏ, bụi cây mỗi lúc một dày thêm, gió thổi lạnh buốt. Đến sáng, cả một vùng trắng xóa băng phủ. Đây là đợt băng tuyết đầu tiên trong mùa đông năm nay.
Trên quốc lộ 4D, rất nhiều xe máy và ôtô con chở du khách ta và tây lên đỉnh đèo ngắm băng tuyết. Mỗi dịp như thế này là xe ôm, taxi rất đông khách. Một cuốc xe ôm từ thị trấn Sa Pa lên đây, chừng 12km, không dưới 150.000 đồng, ai không chịu được rét lạnh đi taxi thì cao gấp đôi, khoảng 300.000 đồng/chuyến.
Bình thường, khu vực đèo Ô Quý Hồ vắng vẻ, hoang lạnh nhưng mỗi dịp băng tuyết xuất hiện, nơi đây lập tức nhộn nhịp du khách.
Anh Trần Văn Quyền, sinh sống ở đây, mở danh bạ chiếc điện thoại di động có ghi hàng chục số máy của khách gửi, "bật mí": “Mỗi khi có băng tuyết, mình cũng được khá tiền thưởng của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, họa sĩ... chỉ bằng cách bật máy alô, băng tuyết đã rơi ở Sa Pa”.
Cũng nhờ những cuộc gọi của anh Quyền, chúng tôi có mặt tại đỉnh đèo Ô Quý Hồ kịp ghi lại một số hình ảnh băng tuyết phủ trắng nơi đây, xin giới thiệu cùng bạn đọc TTO:
Phóng to |
Băng tuyết phủ trắng những bụi cây trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ - Ảnh: Hồng Thảo |
Băng tuyết dày đặc Mẫu Sơn
Cũng trong sáng nay, 11-1, nhiệt độ tại khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình (Lạng Sơn) xuống âm 2 độ C, băng tuyết tiếp tục xuất hiện; gió đông bắc cấp 6, cấp 7, có lúc đạt cấp 14 (tương đương với bão mạnh).
Phóng to |
Băng tuyết dày đặc hơn so với đợt trước - Ảnh: Hùng Tráng |
Vào sáng sớm, băng tuyết bám trên hàng rào, mái nhà, cỏ cây. Băng tuyết bao phủ toàn bộ dãy núi Mẫu Sơn, dày đặc hơn so với đợt băng tuyết vào ngày 7-1 vừa qua.
Toàn bộ khu du lịch Mẫu Sơn bị cô lập, các phương tiện ô tô, xe máy đều không lên được khu du lịch do băng tuyết phủ đầy mặt đường với chiều dài hơn 5km. Du khách muốn lên chiêm ngưỡng cảnh băng tuyết phải đi bộ. Hiện tại khu du lịch Mẫu Sơn đã bị cắt điện. Đây là đợt băng tuyết thứ ba xuất hiện tại Mẫu Sơn trong mùa đông này.
Phóng to |
Đây là đợt băng tuyết thứ ba xuất hiện tại Mẫu Sơn trong mùa đông này - Ảnh: Hùng Tráng |
Tại các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn nhiệt độ từ 2 - 80C, cụ thể tại thành phố Lạng Sơn, nhiệt độ xuống 40C, huyện Bắc Sơn 20C... Lượng mưa phổ biến trung bình ở các địa phương trong tỉnh từ 2mm - 13mm.
Phóng to |
Nhiệt độ tại Mẫu Sơn là âm 2 độ C, băng tuyết tiếp tục xuất hiện - Ảnh: Hùng Tráng |
Nhiệt độ xuống thấp cùng với mưa, gió mạnh nên sáng ngày 11-1, hầu hết các trường học từ bậc mầm non đến trung học đều cho học sinh nghỉ học.
Rét hại tăng cường nhiều ngày qua làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, đợt rét hại này còn tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới.
Phóng to |
Đợt rét hại này còn tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới - Ảnh: Hùng Tráng |
Cao Bằng: trên 900 trâu bò bị chết
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Cao Bằng, đến 16g ngày 11-1 toàn tỉnh đã có trên 900 con gia súc bị chết do rét. Các địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là Hạ Lang với 267 con trâu, bò và ngựa bị chết; tiếp đến là Nguyên Bình bị chết 131 con trâu, bò; Trà Lĩnh chết 109 con, Thông Nông 96 con, Bảo Lạc 89 con...
Trong số gia súc bị chết trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là bê, nghé. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê chưa đầy đủ, con số thực tế sẽ còn tăng cao. Một số huyện đến nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể về thiệt hại gia súc là Thạch An, Hà Quảng, Bảo Lâm và thị xã.
Phóng to |
Người dân ở xóm Nà Sao, xã Độc Lập, Quảng Uyên, Cao Bằng khiêng trâu bò chết đi bán |
Phòng nông nghiệp các huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công tác phòng chống rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Nhiều nơi bà con đã chủ động phòng chống rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhất là trâu, bò.
Tuy nhiên, do đợt rét đậm rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống quá thấp khiến sức đề kháng của gia súc bị suy giảm, đồng thời gia tăng một số loại dịch bệnh mùa đông.
Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Cao Bằng, trong những ngày tới không khí lạnh tiếp tục tăng cường và gió mùa đông bắc tràn về, đợt rét đậm rét hại vẫn còn kéo dài, nhiệt độ xuống thấp. Một số huyện miền tây như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình và các huyện miền đông: Trùng Khánh, Hạ Lang nhiệt độ xuống đến 2 độ C và sẽ còn thấp hơn vào ban đêm.
Vùng núi cao có thể xảy ra hiện tượng băng giá và sương muối, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đàn gia súc.
Người Hà Nội co ro trong mưa rét
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng nay, một đợt gió mùa đông bắc mới tràn xuống Bắc Bộ, sau đó xuống bắc và Trung Trung Bộ. Tại Hà Nội, từ sáng sớm đã xuất hiện mưa rào nhỏ khiến người Hà Nội phải đối phó cùng lúc với cái rét kèm theo mưa.
Phóng to |
Đợt không khí lạnh tăng cường vào sáng nay khiến khu vực Hà Nội vừa rét kèm theo mưa rào nhẹ. Trong ảnh là cảnh bảo vệ một nhà hàng đốt lửa sưởi ấm trên vỉa hè phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Người già ra đường với ô, găng tay và quần áo kín mít - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Một người đàn ông choàng áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang chu đáo trước khi ra đường để tránh rét - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Đi chợ với bao tải làm ô che mưa - Ảnh: Tiến Thành |
Sáng 11-1, nhiệt độ tại Hà Nội xuống thấp, trời mưa, giá buốt, hàng ngàn học sinh mầm non, tiểu học không đến trường. Do thời tiết chênh lệch khá nhiều giữa nội thành và các vùng ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là huyện Ba Vì nên từ tuần trước, nhiều trường ở những nơi quá rét học sinh đã chủ động xin nghỉ học. Theo ông Lê Ngọc Tôn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì- Hà Nội thì nếu căn cứ trên bản tin thời tiết của truyền hình thì những ngày qua học sinh chưa được nghỉ nhưng trên thực tế nhiệt độ ở Ba Vì xuống thấp, nhiều học sinh bị ốm vì lạnh. Trong hai ngày 10 và 11-1, nhiệt độ ở Ba Vì càng xuống thấp, có thể chênh so với nội thành vài độ. Về việc này, ông Nguyễn Hiệp Thống, đại diện sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Quy định chung thì nhiệt độ xuống dưới 10 độ C ( theo bản tin buổi sáng của đài truyền hình Hà Nội vào 6g30 phút) thì học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ, dưới 7 độ thì học sinh THCS được nghỉ. Nhưng do địa bàn Hà Nội quá rộng, nhiệt độ giữa các vùng có sự chênh lệch nên sở GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo các trưởng phòng GD&ĐT các huyện ngoại thành tùy theo tình hình thực tế của khu vực mình để chủ động cho phép học sinh được nghỉ và có phương án học bù khi trời ấm lên. Sáng nay 11-1, bản tin thời tiết trên các kênh truyền hình đều báo nhiệt độ ở Hà Nội xuống dưới 10 độ C, trời có mưa, rét buốt. Nhiều trường tiểu học, mầm non đồng loạt cho học sinh nghỉ học. Các trường đã có biển thông báo trước cổng trường về việc này. Theo một số hiệu trưởng thì nhà trường đã yêu cầu cô giáo chủ nhiệm phố hợp với ban phụ huynh để liên lạc với phụ huynh trước giờ cho con đi học, tránh tình trạng học sinh mầm non, tiểu học phải đi ra đường rồi lại quay về. Tuy vậy, hiệu trưởng nhiều trường mầm non cho biết: Nhà trường vẫn phải mở cửa đón học sinh, vì nhiều phụ huynh không có nơi gửi con để đi làm nên vẫn phải cho con đến trường. Sĩ số trẻ tới lớp mầm non trong ngày 11-1 giảm mạnh. Một số trường THCS ở Hà Nội đã sử dụng tối đa máy điều hòa nhiệt độ để tăng độ ấm trong phòng học, có trường đã phải đốt lửa, đốt bồ kết để làm ấm không khí cho học sinh ngồi học. Miền núi phía Bắc: kéo dài thời gian nghỉ tránh rét Nhiệt độ tiếp tục xuống thấp đã khiến học sinh ở nhiều địa phương thuộc miền núi phía Bắc phải nghỉ học trong ngày đầu tuần. Theo bà Nguyễn Thị Thái Giang, Phó chánh văn phòng sở GD&ĐT Lai Châu thì từ đàu tháng 1-2011, khoảng 15.000 học sinh một số huyện như Sìn Hồ, Phong Thổ đã phải nghỉ học vì quá lạnh. Nếu thời tiết tiếp tục rét đậm, học sinh các trường mầm non, tiểu học sẽ nghỉ học. Tại Lạng Sơn, ông Hồ Mạnh Hưng, Giám đốc sở GD&ĐT cho biết: Trong đợt rét trước, nhiệt độ xuống đến 4 độ C, một số nơi như Mẫu Sơn, Cao Lộc, Lộc Bình đã phải cho học sinh nghỉ học. Đợt này, ở một số huyện nhiệt độ xuống đến -2 độ C, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS lại tiếp tục phải nghỉ học. Tại Hà Giang, bà Triệu Thị Liên, Phó giám đốc sở GD&ĐT cho biết, sở GD&ĐT đã quyết định cho học sinh nghỉ học một tháng trong dịp Tết Nguyên đán, từ 20 tháng chạp (âm lịch) vì thường thời điểm này nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, ngày đầu tiên trong tuần, nhiệt độ xuống đột ngột, một số phòng Gíao dục ở các vùng quá rét đã cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học. Theo bà Liên mặc dù học sinh miền núi chịu rét tốt nhưng nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện mặc đủ ấm nên việc cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe cho các em là cần thiết. Ở Cao Bằng theo lãnh đạo sở GD&ĐT thì nhiều huyện vùng sâu đã cho học sinh nghỉ học từ tuần trước và tiếp tục nghỉ trong tuần này vì quá lạnh. Đối phó với thời tiết khắc nghiệt, ngành GD&ĐT nhiều địa phương miền núi phía Bắc cũng có những động thái nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Theo ông Hồ Mạnh Hưng, sở GD&ĐT đã vận động toàn ngành quyên góp 20.000 đồng/người, ngoài ra còn quyên góp quần áo cũ cho học sinh nghèo. Ở Lai Châu, bà Giang cho biết đã có hướng dẫn cụ thể cho các nhà trường trong việc sửa sang lại phòng học để tránh rét, không tổ chức các hoạt động ngoài trời và linh hoạt điều chỉnh thời gian học để học sinh không phải đi học quá sớm. Ông Trương Kim Minh, Giám đốc sở GD&ĐT Lào Cai thì cho biết: Từ trước đợt rét đậm, sở GD&ĐT đã lập sơ đồ để xác định những trường nằm trong khu vực có nhiệt độ xuống thấp nhất. Những trường này đều đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để chống rét. |
* Tin, bài liên quan:
Rét kéo dài, 300 trâu bò chếtBăng tuyết bao phủ Mẫu SơnLào Cai: 1 độ C, khắp nơi đốt lửa sưởi chống rétMưu sinh trong đêm rét Hà Nội
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận