Phóng to |
Công trình kéo điện cho Khu công nghiệp Hiệp Phước (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D. |
* 2 ngày cúp 1 ngày
Ở khu phố 9 chúng tôi, người dân vô cùng bức xúc khi Điện lực Tiền Giang cứ hai ngày lại cúp một ngày (từ 6g-21g). Người làm ăn nhỏ như chúng tôi đành phải ngậm đắng nuốt cay, không tiền sinh sống, không tiền đóng thuế.
* Sinh viên chạy đua cùng nhà đèn
Tôi đang là sinh viên năm 3, trọ học tại khu vực giáp ranh giữa Thủ Đức và Bình Dương. Thời gian qua chúng tôi phải chạy đua cùng những kỳ thi thì ít mà chạy đua cùng “ông nhà đèn” thì nhiều. Phải tranh thủ thời gian có điện để học bài, để đánh máy kịp bài luận. Có những buổi đang kỳ công cho bài làm mai nộp, gần hoàn thành thì điện cắt phụt, chúng tôi dở khóc dở cười cho công sức mình bỏ ra. Đến bao giờ sinh viên chúng tôi mới thôi không còn trông đèn sáng để học chữ?
* Chưa thấy cải thiện
Mỗi khi EVN muốn tăng giá điện là lại lấy giá điện của ta ra so sánh với giá điện nước khác rồi kêu là “giá điện nước ta còn thấp hơn giá điện các nước...”. Tại sao EVN không nhìn lại đã bao lần tăng giá mà tình trạng điện có cải thiện được tí nào không? Hay thiếu vẫn hoàn thiếu, cúp vẫn hoàn cúp, nhân dân vẫn phải ca bài ca muôn thủa “đến mùa là cúp”, mà không đến mùa cũng cúp luôn. Vậy tại sao Nhà nước không mở cửa thị trường điện như bên viễn thông xem EVN có còn kêu lỗ nữa không?
* Sao không phá bỏ độc quyền ngành điện?
Còn nhớ chỉ cách đây vài năm, thị trường viễn thông cũng “đóng cửa” độc quyền. Giá điện thoại khi ấy ắt hẳn mọi người vẫn nhớ: 3.500 đồng/phút, chất lượng mạng chập chờn, người dân vẫn cắn răng xài mà không có sự lựa chọn thứ hai. Bây giờ anh lớn, anh nhỏ kinh doanh mạng di động, đua nhau khuyến mãi, hạ giá. Người dân hưởng lợi, Nhà nước lại có thêm nguồn thu ngân sách. Đó cũng là nhờ cách quản lý hiệu quả của Nhà nước nên thế độc quyền nhanh chóng bị phá bỏ. Vậy có lý do gì không phá bỏ thế độc quyền ngành điện?
* Xin “tha” cho người thu nhập thấp
Điệp khúc “lỗ - tăng” của ngành điện gần như không còn tác dụng với người tiêu dùng. Vì nếu họ muốn “tăng” thì cách này cách khác họ cũng tăng dù dư luận có phản ảnh ra sao. Lúc đổ thừa cho “trời hạn”, lúc thì “cơ chế giá chưa sát với thị trường khu vực”, lúc thì do “ông thép”, “ông ximăng” ngốn quá nhiều điện nên... “thiếu điện” để rồi đề nghị... “cần tăng giá điện”.
Có lẽ tới lúc ngành điện cũng tăng nhưng xin “tha” cho những người dân lao động có thu nhập thấp. Chúng tôi chỉ dùng điện thắp sáng cho con học bài, coi tivi lúc rảnh hay quạt tí xíu khi trời oi bức chứ có kinh doanh mua bán gì đâu. Đây là “khách” đa số nhưng chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Dù trời có mưa, nhà máy nhiệt điện hay hạt nhân có xây dựng thì cái thiếu của “ông điện” cũng vẫn còn, người dân chắc vẫn nghe lại điệp khúc “tăng giá”. Chúng tôi chỉ mong ông “tăng trách nhiệm quản lý về điện” trước khi tăng giá điện.
Lại điệp khúc “giá điện thấp” Vì sao mỗi lần đề cập đến thiếu điện, các vị lãnh đạo ngành này lại vin vào cớ do giá điện thấp? Nếu trả lời là do sự biến đổi của khí hậu nên lượng nước mưa không đủ để các nhà máy thủy điện chạy hết công suất thì còn chấp nhận được. Đằng này họ lại tuyên bố là do giá điện thấp thì quả thật không thể chấp nhận được. |
Tin bài liên quan:
Thiếu điện giữa mùa mưa: Những nguyên nhân quá cũThiếu điện do giá điện thấp?Đừng trông mong mãi vào thủy điệnCúp điện giữa mùa mưaThất vọng với lãnh đạo ngành điện
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận