Không có chuyện chuột cống trong nồi hủ tiếu gõ
Phóng to |
Ông Lương Tấn Túc (53 tuổi, quê Quảng Ngãi) bỏ than vào lò đốt để giữ nóng cho nồi nước lèo, phía sau là dãy bàn ghế vắng khách - Ảnh: Hữu Khoa |
Dưới đây là một số ý kiến độc giả, Tuổi Trẻ Online trích đăng:
* Cần phải có chế tài để xử phạt những thông tin không chính xác, mang tính chất gây hại đến người khác và cộng đồng. Có như thế thì thông tin trên mạng mới đáng tin cậy được!
N.V.
* Đề nghị các cơ quan vào cuộc làm rõ nội dung bài báo của phóng viên đó đúng hay sai, độ chính xác như thế nào để có cơ sở để xử lý. Đừng để thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của rất nhiều người dân lương thiện chỉ vì sự ích kỷ của một cá nhân muốn nổi tiếng bằng cách tung tin thất thiệt qua một bài báo. Cộng đồng mạng cũng cần có cái nhìn sâu hơn vào vấn đề này, nhiều người hay hùa theo những tin tức sai lệch cứ nghĩ ta đây là sâu sắc trong khi thực sự chẳng biết rõ mình đang viết cái gì.
Quang Trần
* Việt Nam mình báo mạng phát triển quá, được tự do viết thoải mái những tin tức sai sự thật gây ảnh hưởng đến những người khác. Hết vụ bưởi gây ung thư vú, hủ tiếu gõ nấu trùn, giờ đến vụ này, ảnh hưởng quá lớn đến những người khác. Đề nghị cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm minh để răn đe.
Thanh Toàn
* Cơ quan chức năng đâu? Tại sao lại để những kẻ nói láo càng ngày càng hoành hành vậy? Đâu thể vì muốn câu view mà làm bao nhiêu người khổ sở vậy chứ?!
Janessa
* Báo chí và công an nên vào cuộc làm rõ việc này. Theo tôi nghĩ nguyên nhân chính bắt đầu từ lời đồn nhảm của các chủ tiệm cạnh tranh không lành mạnh.
minhhuy
* Trong thời gian qua chúng tôi rất cảm ơn những phóng viên đã không ngại gian khổ để tìm ra những bất công trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng tôi cũng mong rằng có một số phóng viên đừng vì phải có bài viết mà suy diễn ra những điều không có, làm ảnh hưởng đến cuộc sống vốn dĩ đã quá khó khăn của những người dân nghèo. Một bài báo có thể đưa một người lên cao nhưng cũng có thể đẩy bao gia đình vào cuộc sống khốn khổ.
Trí Hùng
* Bây giờ nhiều "phóng viên" muốn “nổi” nên sẵn sàng đạp lên đạo lý, nguyên tắc nghề nghiệp để viết mà không sợ bị trừng phạt, nhất là viết cho báo mạng, bởi nếu bị công luận lên án, họ rút bài xuống là xong, chẳng ai làm gì được. Nhà nước cần quản lý và có chế tài với mấy tờ báo mạng, chứ không chỉ khổ dân thôi.
Lê Tăng Định
* Những thông tin bịa đặt vô căn cứ đầy ác ý, mục đích gì: cạnh tranh hay ghen ăn tức ở? Cám ơn báo Tuổi Trẻ đã minh oan cho những người làm ăn lương thiện.
Yên Nguyễn
* Dạo này nghe cộng đồng mạng xôn xao về việc bỏ chuột vào nước dùng hủ tiếu gõ, tôi thấy buồn cho nhận thức của đại đa số bạn trẻ khi chưa kịp hiểu vấn đề gì là hùa theo chỉ trích. Hủ tiếu gõ là món ăn quen thuộc của đại đa số người lao động nghèo, sinh viên... Khi khó khăn, ai cũng dễ dàng hiểu nỗi khổ của nhau, tôi không tin người bán vì món lợi nhỏ mà làm hại tới những người cùng cảnh ngộ với mình. Sống trên đời này hãy cho nhau lòng tin.
Minh Tâm Trịnh
* Trong cộng đồng mạng có rất nhiều người phá hoại và cũng có rất nhiều người thiếu kiến thức nên ủng hộ việc phá hoại đó. Hằng ngày tôi gặp tin nhảm nhí đều bình luận chỉ rõ sự nhảm nhí để mọi người suy nghĩ theo hướng tốt, nhưng một mình tôi sao làm thay đổi được nhận thức của quá nhiều người? Mong rằng các bạn hãy cùng tôi góp phần làm cho cộng đồng mạng được trong sạch, và mong rằng cơ quan chức năng có biện pháp chế tài những kẻ tung tin đồng nhảm gây thiệt hại cho người khác.
Nguyễn Thành Phước
* Chỉ một bài viết linh tinh trên một trang thông tin lá cải mà khiến bao mảnh đời khốn đốn. Sự chia sẻ thông tin một cách chóng mặt trên những trang mạng xã hội cũng một phần tạo sự "thành công" cho những bài viết như thế này. Thử hỏi đạo đức của người viết bài này ở đâu? Tại sao anh (chị) lại cố tình "tiêu diệt" những con người vốn đã nặng gánh mưu sinh? Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã nêu ra vấn đề này cho mọi người biết.
Nguyễn Huy
Hiện nay, việc lợi dụng công nghệ thông tin để phát tán, xuyên tạc những nội dung thiếu căn cứ là cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của không chỉ người trong cuộc mà còn gây tâm lý hoang mang lo sợ cho cả xã hội. Gần chỗ tôi ở (Tân Phú) có một người quê ở Quảng Nam vào sống bằng nghề bán hủ tiếu gõ, đêm nào cũng bán đến hơn 2g sáng. 6g30 sáng lại tiếp tục cặm cụi rửa xương, chặt xương rồi cho vào nồi đun cho đến 3-4g chiều. Như vậy, rõ ràng để có tô hủ tíu thơm ngon cho chúng ta thưởng thức, anh ta phải bỏ ra một quá trình chế biến vất vả, nghiêm túc. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để điều tra làm rõ nội dung mà bài viết nêu để xử lý nghiêm những đối tượng cố tình gây hoang mang trong xã hội.
Thành Công
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận