Phóng to |
Học sinh đến trường bằng xe trâu - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Để tiếp cận con đường khốn khổ này, chúng tôi phải gửi xe cách 5km và lội bộ hơn 1 tiếng đồng hồ mới đến được những đoạn đường trọng điểm của sình lầy.
Anh Chiến ở xóm 7. Anh đã bức xúc thổ lộ: “Đã năm tháng ni rồi chú ạ, đường bẩn nỏ muốn đi mô, tui là dân xe tải mà gửi xe cách đây 7 km, quết bộ về nhà”. Rồi anh nói thêm: "Trước đây tuy đường không tốt lắm nhưng cũng đi được, từ khi xã cho đổ lớp đất đỏ ni thì không thể đi nổi nữa”.
Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào xã, trên đường chúng tôi không tin nổi vào mắt mình nữa. Những cụ già, em nhỏ, học sinh, nông dân lấm lem bùn đất. Gặp chúng tôi, hai người thanh niên tên Thiên và Lẻ ở xóm 10 vẻ mệt mỏi nói: “Tình trạng ni chúng em ế vợ hết anh ạ, nỏ mần được chi ở nhà uống rượu cho hết ngày”.
Phóng to |
Con đường và phương tiện đến trường của em - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Cậu học trò nhỏ mang cơm, lội bùn đi học - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Bùn đỏ ngập các ngả đường. Người ta không còn phân biệt đâu là đường đâu là ruộng.
Phóng to |
Bà mẹ mang thai dắt con đi trong bùn lầy - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Mặt đường hoá bùn - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Hai thanh niên đang cố vượt một đoạn sình lầy - Ảnh: NGUYỄN TIẾN DŨNG |
Có em đã cưỡi trâu đi học. Đến trường buộc trâu ở ngoài, hết giờ học lại cưỡi trâu về. Một số em ở gần nhà nhau thì tổ chức thành nhóm, dùng xe trâu đi học. Cách làm này có vẻ tiện dụng vì chở được nhiều người và đỡ bẩn hơn. Nhưng như lời người dân ở đây thì trâu cũng không đủ sức để kéo người từ tháng này sang tháng khác được.
Một người dân bảo: “Trâu cũng đoạ, huống chi là người”.
Gặp mưa con đường trở nên nhão nhoẹt khủng khiếp. Mùi hôi tanh bốc lên từ bùn lẫn phân trâu đang đe doạ sức khoẻ người dân và nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) Nguyễn Duy Thủy, cho biết sau trận lũ vừa qua hai ngầm tràn Khe Thần và Khe Lòa trên tuyến đường quốc phòng Trại Lạt (huyện Tân Kỳ) - Cây Chanh (huyện Anh Sơn) bị cuốn đứt hàng chục mét. Nước lũ dâng cuồn cuộn làm ngập một số đoạn đường này, gây úng ngập đường và ách tắc giao thông. Huyện phải làm bè để khắc phục việc chở dân qua lại.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Do sự cố vượt quá khả năng khắc phục của huyện nên huyện đã báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh. Tỉnh đã lập đoàn kiểm tra trong đó có giám đốc Sở Giao thông vận tải Nghệ An và các cơ quan liên quan để sớm có biện pháp giải phóng tuyến đường. Hiện huyện đang xử lý theo hai hướng chỉ đạo của tỉnh: Một, làm rọ đá kè thành ngầm đá để dân đi lại. Hai, làm thiết kế để xây dựng cầu mới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận