Phóng to |
Các nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM kiếm thêm thu nhập bằng nghề bán thú nhồi bông. Thu nhập quá thấp khiến nhiều công nhân phải bươn chải làm thêm ở ngoài - Ảnh: Đình Dân |
Khó mà đủ
Người lao động cần được đảm bảo về nơi ăn chốn ở, sinh hoạt thường nhật mà quan trọng nhất là phải “sống được” cái đã. Vậy ta hãy xem 1,9 triệu đồng sẽ phải chi phí vào những cái gì:
1. Nhà trọ: không dưới 650.000 đồng/tháng. Đây là mức tính trung bình. Cao hơn có thể đến 800.000 đồng, thậm chí 1 triệu đồng/tháng. Mức giá nhà trọ tồi tàn nhất cũng không dưới 500.000 đồng/tháng.
2. Ăn uống: (bữa sáng tối thiểu 5.000 đồng + bữa trưa 15.000 đồng + bữa tối 15.000 đồng) x 30 ngày = 1,05 triệu đồng. Nếu chủ doanh nghiệp “bao” bữa trưa thì mức chi ăn còn 600.000 đồng/tháng.
3. Đi lại: không kể tiền xăng xe đi làm tùy theo cự ly hoặc do chủ doanh nghiệp đài thọ (xe đưa rước công nhân), hay đi xe đạp thì cũng có lúc phải mượn xe máy đi lại. Chi phí đi lại cần trung bình khoảng 100.000 đồng/tháng.
4. Mặc: không kể quần áo bảo hộ lao động do chủ doanh nghiệp cấp phát. Mỗi năm hai bộ thường phục “xoàng” cũng 200.000 đồng mỗi bộ, chia cho mỗi tháng khoảng 15.000 đồng.
5. Các khoản khác: nuôi con nhỏ (đối với công nhân nữ) hoặc người già yếu (nếu có), ốm đau (ngoài chi phí bảo hiểm y tế)... Vậy thì ngay cả khi áp dụng mức lương 1,9 triệu, người nhận mức lương tối thiểu 1,9 triệu đồng còn lại được bao nhiêu?
Chỉ là giải pháp tạm thời
Tăng lương là điều tất yếu trong tình hình hiện nay khi lạm phát tăng cao, giá cả đắt đỏ. Tuy nhiên việc tăng lương không cào bằng mà phải dựa vào năng suất lao động. Nhìn nhận một cách thực tế là giá sức lao động ở VN rẻ nhưng chất lượng không cao, năng suất thấp và kỷ luật lao động chưa tốt. Do đó việc nâng mức lương tối thiểu chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, phải nâng cao chất lượng lao động, năng lực quản lý và thay đổi cách trả lương theo năng suất và hiệu quả công việc. Giúp doanh nghiệp có thể phát triển và đảm bảo mức sống ổn định cho người lao động.
Công ty tôi luôn trì hoãn tăng lương
Tôi đang làm cho một công ty ở Bình Dương, các công ty xung quanh tôi đều lên lương cho công nhân theo tình hình tăng giá cả nhưng công ty tôi luôn lên lương rất chậm trễ. Bình thường công ty khác lên lương đầu tháng nhưng công ty tôi chỉ lên cuối tháng và khi công nhân kiến nghị mới điều chỉnh chứ không tự giác.
Lương thực tế có tăng
Tăng lương có tác động làm tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng tăng lương thường làm giá cả gia tăng, lạm phát gia tăng, tỉ lệ thất nghiệp cũng gia tăng... Như vậy, khi tăng lương thì tiền lương danh nghĩa gia tăng còn tiền lương thực tế có tăng hay không là vấn đề xem xét lại. Để chính sách tăng tiền lương có tác động tích cực, tăng lương, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động... thì Chính phủ phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, lúc đó chính sách tiền lương mới phát huy tác dụng. Tôi lấy ví dụ như: kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, bình ổn cung cầu thị trường, chính sách về lãi suất ngân hàng...
Không nên phân biệt vùng
Theo tôi, không nên phân biệt vùng để nhận mức lương cơ bản như vậy. Vì nhiều nơi tuy ở vùng III nhưng giá cả rất đắt đỏ và nên điều chỉnh mức lương cơ bản theo quý trong năm để phù hợp với giá cả thị trường.
Luẩn quẩn lương tăng, giá tăng Lương tối thiểu là gì? Nó chỉ là cái “lưới đỡ”, mà giai đoạn hiện nay có mấy doanh nghiệp trả lương theo “mức lương tối thiểu”. Chúng ta vẫn luôn muốn “sánh vai” với “bên ngoài” nhưng không để ý xem “bên ngoài” họ làm như thế nào. Ở hầu hết các nước phát triển, khái niệm “lương tối thiểu” đã trở nên nhạt nhòa hoặc không còn được quan tâm, người lao động sống bằng thu nhập chứ mấy ai sống được bằng “mức lương tối thiểu”. Ở Mỹ, hơn 30 năm nay không hề có điều chỉnh “lương tối thiểu”. Bởi tăng lương danh nghĩa có khi lại làm giảm sút mức thu nhập thực tế của người lao động. Vì sao? Giá cả và các nhu cầu chi tiêu tối thiểu khác thường tăng nhanh hơn mức tăng lương danh nghĩa. Đặc biệt, có khi lương chỉ tăng cho vài bộ phận nhỏ làm công ăn lương nhưng hệ quả tiêu cực bởi giá tăng “đuổi và chặn” lương tăng lại trút lên toàn bộ người lao động và người tiêu dùng khác trong xã hội. Mặt khác, doanh nghiệp luôn phải giải bài toán cân đối mà chắc chắn phải sử dụng những phép tính “chi phí lao động”, “giá thành sản phẩm”... mà dần dần sẽ xuất hiện những doanh nghiệp đuối sức trong trò chơi “đuổi và chặn” để rồi bị loại khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp sống èo uột thì kinh tế đất nước hỏi có khỏe được chăng... Vậy sao chúng ta vẫn không thấy được mà vẫn hằng năm đều đặn, đến hẹn lại lên, lại chơi mãi cái trò “đuổi và chặn” trong cái vòng luẩn quẩn... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận