03/09/2008 06:27 GMT+7

Nghe tin Bác mất

THÁI BÌNH (ghi theo lời kể của cựu nữ tù Đặng Hồng Nhựt)
THÁI BÌNH (ghi theo lời kể của cựu nữ tù Đặng Hồng Nhựt)

TT - Nhà lao Chí Hòa, 4g30 sáng 5-9-1969 bỗng vang rền nhịp khúc Tiến quân ca, Lãnh tụ ca và Chiêu hồn tử sĩ. Trước mắt những cai ngục là cảnh tượng chưa từng thấy: 342 nữ tù đầu chít khăn tang hướng về phương Bắc…

SXlSrbqM.jpgPhóng to
Nữ tù phòng giam 0B4 nhà lao Chí Hòa để tang Bác Hồ. Từ phải sang: cô Đặng Hồng Nhựt, má Tám Dễ - Ảnh do Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cung cấp
TT - Nhà lao Chí Hòa, 4g30 sáng 5-9-1969 bỗng vang rền nhịp khúc Tiến quân ca, Lãnh tụ ca và Chiêu hồn tử sĩ. Trước mắt những cai ngục là cảnh tượng chưa từng thấy: 342 nữ tù đầu chít khăn tang hướng về phương Bắc…

Xem phim tư liệu Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuối tháng 8-1969, cuộc đấu tranh trong nhà lao Thủ Đức diễn ra ngày càng khốc liệt, hai chị Đặng Thị Rành và Nguyễn Thị Tần anh dũng hi sinh. Cái chết của hai nữ tù kiên trung đã làm dấy lên cao trào phản kháng mạnh mẽ. Sau hai ngày đêm đấu tranh, đến sáng 25-8 kẻ địch buộc phải hạ giọng năn nỉ đưa các chị sang nơi khác “rộng rãi, thoáng mát hơn”, đó là khám Chí Hòa. Để xoa dịu, khi về “nhà” mới, hằng ngày chúng cho các chị ra sân vui chơi, trò chuyện.

Về Chí Hòa, các chị chẳng những không chịu chào cờ, chào kính (đối với cai ngục) mà còn chẳng thèm đeo thẻ bài. Sáng 3-9, khu trưởng Đỗ Mạnh Trí đột ngột bước vào phòng OB3 (phòng giam các nữ tù “gạo cội”) báo tin: “Nói cho mấy bà biết, cụ Hồ chết rồi”. Nhưng các chị đâu vội tin ngay: “Bác chúng tôi già rồi thế nào cũng đến ngày đó, nhưng bây giờ ông đừng đem ra dọa chúng tôi”. Trí giơ tay lên trời: “Tôi thề chuyện này là sự thật. Thiệt bụng tôi kính nể cụ Hồ lắm”.

Thấy điệu bộ Trí có vẻ thành thật, các chị bán tín bán nghi. Hôm sau, Trí đem vào tờ báo có ảnh Bác được đặt trong hòm kính. Vừa trông thấy, các nữ tù khóc như mưa. Các chị nòng cốt liền vận động chị em tổ chức lễ tang Bác. Sau khi bàn bạc, tất cả nữ tù thống nhất để tang Bác một tuần với thỏa thuận ngầm: trong thời gian chịu tang nếu được gia đình thăm nuôi vẫn phải đeo khăn tang, địch đánh đập cũng không gỡ khăn tang, đang hành lễ mà bị ngăn cản sẽ chống trả tới cùng...

Sát cánh cùng các chị, anh em ở dãy tù nam gần đó cũng đeo miếng vải đen lên ngực áo và giăng dải băng đen lên song sắt phòng giam. Ngẫu nhiên ngay trên lầu chỗ dãy phòng giam nữ là phòng giam những lính Mỹ phản chiến. Trong những ngày chị em để tang Bác, họ viết và ném xuống thư chia buồn, động viên và khen “Phụ nữ VN giỏi lắm”.

Công việc chuẩn bị diễn ra âm thầm nhưng rất khẩn trương. Khăn tang được làm từ loại vải xô trắng thường dùng để băng bó vết thương. Mỗi phòng cử người dự thảo điếu văn, sau đó đưa ra tập thể góp ý chỉnh sửa. Một nhóm may ngôi sao vàng đính vào tấm vải đỏ thành cờ Tổ quốc, nhóm khác cắt băngrôn, nhóm khác nữa làm hoa giấy và vận động giám thị trại giam mua giúp nhang, đèn cầy... Bốn giờ sáng hôm sau, tức 5-9-1969, chị em ở bốn phòng giam nữ (OB1, OB2, OB3, OB4) đánh thức nhau dậy và lẳng lặng chuẩn bị hành lễ.

Tất cả nữ tù mặc quần áo màu đen. Các chị chất đồ đạc cao lên rồi phủ tấm drap trắng lên trên làm thành bàn thờ. Trên bàn thờ có đủ nhang, đèn cầy, hoa giấy, cờ Tổ quốc và tấm băngrôn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Bác Hồ kính yêu”. Sau đó, các chị đứng nghiêm trang trước bàn thờ, mặt hướng về phía Bắc, đồng loạt hát Tiến quân ca rồi Lãnh tụ ca. Ở phòng OB4, một chị bước lên đọc điếu văn khẳng định công ơn trời biển của Bác và đạo đức trong sáng của Người. Cuối bài điếu văn là lời tâm nguyện đoàn kết, yêu thương nhau, thề giữ vững khí tiết chốn lao tù, nguyện xả thân vì nước…

Ngay khi điếu văn vừa dứt, má Tám Dễ là chị cả trong phòng vấn khăn tang cho từng người một. Nữ tù Đặng Hồng Nhựt bắt giọng bài Chiêu hồn tử sĩ trầm hùng: Hồn tử sĩ! Hồn tử sĩ! Hồn tử sĩ! Nghi ngút hương khói trầm bay theo gió. Hồn thiêng nương gió, gió đưa về đây. Mà nghe lời nước non thầm nhắn. Người anh hùng sống cho ngày mai. Chị em vừa hát vừa khóc rấm rứt. Và, như một sự dồn nén cực độ, các nữ tù bất ngờ rã hàng rồi ôm nhau khóc nức nở.

Ngay sau đó là phần phát động đợt hoạt động hướng về Bác. Từ cảm xúc dạt dào, rất nhiều bài thơ, mẩu chuyện, ca khúc về Bác đã ra đời. “Cây văn nghệ” Nguyễn Thị Xà (Chín Xà) sáng tác một bài thơ và một bài Lý con sáo xúc động được chị em chép lại học thuộc lòng. Bài Lý con sáo có đoạn: Ôi, đớn đau! Bác đã mất rồi chị em ơi. Sụt sùi lệ rơi. Ngùi ngậm ngùi chia phôi. Dân Nam đã mất một cha già. Đau thương bao phủ khắp sơn hà. Khói hương lòng bốc lên nghi ngút. Hướng Bắc phương khấn niệm hồn cha. Giữa lao tù chúng con vọng bái. Nỗi nhớ thương biết bao giờ phai…

Nhóm cai ngục phần vì lúng túng, phần vì biết khó ngăn cản nổi nên đành giả lơ cho các nữ tù tổ chức lễ tang Bác. Sau ba ngày, quản đốc nhà lao Chí Hòa bấy giờ là Nguyễn Văn Liếng mời đại diện các phòng nữ lên hỏi “Mấy bà làm cái gì vậy?”. Do đã chuẩn bị trước nên các chị trả lời giống nhau: “Bác Hồ mất, tụi tôi tiếc thương nên để tang”. “Vậy mấy bà định làm bao lâu?”, hắn hỏi tiếp. Một chị lấp lửng: “Chừng nào chị em nguôi buồn thì thôi”. Bất chợt hắn hạ giọng: “Thôi mấy bà muốn để tang đến chừng nào cũng được nhưng đừng hát Tiến quân ca nghe sợ lắm”.

ME2Bq8x5.jpgPhóng to
Cựu nữ tù Đặng Hồng Nhựt hiện nay và hai cháu ngoại - Ảnh: T.Đ.
Trưởng thành hơn từ đau thương

Gần 40 năm đã trôi qua nhưng nữ tù Đặng Hồng Nhựt vẫn tươi nguyên xúc cảm của ngày xưa: “Bác ra đi là sự mất mát lớn nhưng cũng là một cơ hội để tổ chức giác ngộ cho số chị em mới”. Ngay sau đợt tổ chức lễ tang Bác, cả 342 nữ tù khám Chí Hòa đã trở thành một khối vững chắc và tiếp tục cuộc chiến khốc liệt chốn lao tù.

“Từ tình cảm dành cho lãnh tụ mà mỗi người tự chấp nhận thử thách cá nhân, từ đó lớn dần lên. Một số chị sau đó được kết nạp Đảng trong tù. Nhiều chị đã anh dũng hi sinh, tuyệt nhiên không ai phản bội”, bà Nhựt bộc bạch.

THÁI BÌNH (ghi theo lời kể của cựu nữ tù Đặng Hồng Nhựt)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên