21/11/2023 15:35 GMT+7

Vũ khí mới của Nga ở Ukraine: Bắn tên lửa chống tăng từ cần cẩu xây dựng

Một đoạn video mô tả hệ thống tên lửa chống tăng của Nga được gắn vào cần cẩu của một phương tiện xây dựng. Điều này có thể truyền cảm hứng cho các nhà sử học quân sự.

Dự án tháp pháo chống tăng Panther của Đức - Ảnh: VIA SECRET PRỌECTS

Dự án tháp pháo chống tăng Panther của Đức - Ảnh: VIA SECRET PRỌECTS

Nguyên tắc nâng cao vị trí vũ khí để nó có thể bắn qua cây cối, đồi núi và các chướng ngại vật khác là nguyên tắc hợp lý. Vấn đề duy nhất là sự ổn định, thời gian và chi phí.

Do thiếu một loại vũ khí cần cẩu chuyên dụng, lực lượng Nga chiến đấu ở Ukraine đã ứng biến: đoạn video cho thấy chiếc cần cẩu dân sự đậu trong một khu rừng ở Ukraine, "cánh tay" của nó giơ cao trên tán cây, và một tên lửa dẫn đường chống tăng có điều khiển (ATGM) được gắn vào thùng của "cánh tay" cần cẩu.

Tên lửa đặt trên thùng treo trên cánh tay của xe cần cẩu - Nguồn: X (TWITTER)

Khi nói đến ATGM, tầm nhìn là tất cả. Hầu hết các tên lửa chống tăng đều được dẫn đường bằng tia laser, vô tuyến hoặc các mệnh lệnh trực tiếp được chuyển tiếp qua một sợi dây nối từ phía sau tên lửa. 

Tên lửa không chỉ cần có đường đi rõ ràng tới mục tiêu, mà người điều khiển còn cần nhìn thấy cả tên lửa và mục tiêu để hoàn thành cuộc tấn công.

Cần cẩu tên lửa của Nga có thể bất tiện, nhưng nó đang đáp ứng một chiến thuật hợp lý.

Việc nâng bệ bắn ATGM có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Chẳng hạn, phương tiện chiến đấu M-2 của quân đội Mỹ được trang bị trên tháp pháo một bệ phóng đôi dành cho tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây TOW. 

Từ đường ray đến tháp pháo cao 3m, M-2 cao hơn xe tăng M-1 0,3m. Chiều cao tăng thêm khiến M-2 trở thành một bệ phóng tên lửa tuyệt vời.

Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Anh đã chế tạo một nguyên mẫu phương tiện cần cẩu có tên là Praying Mantis.

Các nhà thiết kế người Đức sau đó đã cố gắng cải tiến ý tưởng này. Vào những năm 1970, ngành công nghiệp Đức đã phát triển tháp pháo chống tăng Panther. 

Về cơ bản, nó là khung gầm xe tăng Leopard 1 được trang bị tên lửa chống tăng bắn từ xa được cố định vào một "cánh tay" như của cần cẩu và cao 18m.

Cuối cùng, dự án này đã bị loại bỏ vì ba lý do: sự ổn định của bệ phóng trong khi dẫn đường tên lửa, thời gian cần thiết để thiết lập và từ bỏ vị trí bắn, và cuối cùng là tỉ lệ chi phí-lợi ích tổng thể âm.

Sự hồi sinh tên lửa chống tăng gắn trên cần cẩu của người Nga có thể không phải là bệ phóng ổn định nhất để dẫn đường cho tên lửa.

Ngoài ra, thời gian triển khai chậm chạp cũng dễ khiến đội tên lửa dễ bị địch phát hiện và phản pháo.

Chi phí cũng là một vấn đề.

Một chiếc xe tải thùng mới tinh giá có thể tới nửa triệu USD. Nó không hẳn là một phương tiện có thể sử dụng được và cũng không phải là phương tiện dễ dàng tìm thấy trong vùng chiến sự.

Ukraine nghi Nga dự trữ hơn 800 tên lửa ở Crimea, gồm "hỏa thần" KalibrUkraine nghi Nga dự trữ hơn 800 tên lửa ở Crimea, gồm 'hỏa thần' Kalibr

Ukraine cáo buộc Nga dự trữ 800 tên lửa ở bán đảo Crimea trước chiến dịch ném bom tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự của nước này vào mùa đông.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên