Ông Putin (phải) với hoàng thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman chẳng ai trách ai chuyện dầu hỏa khi gặp nhau tại Hội nghị G20 cuối tháng 11-2018 - Ảnh: Reuters
Cụ thể, giá của Brent, của WTI và của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tương ứng ở mức 48, 43,38 và 47,92 USD/thùng.
Nước sản xuất dầu hỏa đứng đầu châu Phi và thứ 6 thế giới này nay đang khóc thét vì giá dầu cứ tuột không phanh. Nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khác cũng than vãn, trừ Mỹ và Saudi Arabia.
Hôm 5-12, Tổng thống Mỹ Donald Trump "cầu trời" trên Twitter: "Hi vọng OPEC sẽ giữ sản lượng dầu như vậy mà không hạn chế. Thế giới không muốn thấy, hoặc không cần, giá dầu cao hơn!".
Nhìn vào biểu đồ giá dầu 11 tháng đầu năm 2018, có thể thấy giá dầu giảm mạnh từ cuối tháng 10 tới trước lễ Giáng sinh, từ ngưỡng 75 USD/thùng xuống ngưỡng 45 USD/thùng, xuống đến tận 42,6 USD/thùng hôm 24-12 (Nasdaq) và nay đang lên một chút.
Cùng thời gian đó, Saudi Arabia tăng sản lượng đáng kể. Trang oilprice.com ngày 26-11 loan tin sản lượng dầu hỏa của quốc gia Ả Rập này tăng kỷ lục trong tháng 11, dao động 11,1 - 11,3 tỉ thùng/ngày.
Có gì liên quan giữa chuyện ông Trump cầu cho giá dầu đừng tăng và việc Saudi Arabia tăng sản lượng thay vì giảm, trong khi các nước OPEC lo sốt vó?
Câu trả lời có thể tìm thấy qua mẩu tin của CNBC ngày
21-11: Tổng thống Donald Trump cảm ơn Saudi Arabia vì vai trò của nước này trong việc ngăn chặn giá dầu tăng vọt cũng như tăng gấp đôi chi phí quốc phòng của vương quốc vốn từng bị chỉ trích rộng rãi.
Hôm thứ ba, ông Trump cho biết ông sẽ sát cánh với Saudi Arabia mặc dù CIA thông báo kết luận hoàng thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã ra lệnh giết Jamal Khashoggi - nhà báo bị sát hại trong Tòa lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul hồi đầu tháng 10 năm nay.
Liệu dầu hỏa Saudi Arabia có phải là một vũ khí tự vệ của ông Trump để ông có thể mặc cả với Tổng thống Nga Vladimir Putin lúc nào cũng lấn lướt mình?
Trên Forum Daily - một diễn đàn mang tên "Nước Mỹ nói tiếng Nga" của người Mỹ gốc Nga, một tác giả viết: "Ngoài các biện pháp trừng phạt, Trump còn khéo léo sử dụng đòn bẩy dầu khí. Tháng 8 năm nay, Mỹ đã đạt vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất dầu, đồng thời đã giành chức vô địch phát triển khí đốt thế giới trong hơn hai năm.
Vì là nước tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới đồng thời hiện là nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất, nên Mỹ có thể thao túng cả cung - cầu và từ đó áp đặt giá dầu thế giới . Đó là Trump chống lại Putin, người đã sử dụng đường ống dẫn dầu để từng tấn công châu Âu".
Với "vũ khí giá dầu", ít nhất cũng phải ghi nhận rằng ông Trump dẫu sao cũng có chống cự ông Putin, chớ đâu có "toa rập" gì như Đảng Dân chủ cứ đề quyết trong cuộc "săn phù thủy" ngày càng khốc liệt này.
Việc ông Trump bất ngờ rút quân khỏi Syria, khi mà cả Mỹ cùng các đồng minh Anh, Pháp đang tham chiến ở đó, thực ra chẳng phải đặt Syria lên một cái mâm bằng vàng trao cho ông Putin. Ông Trump đâu có "bỏ thí" gì Syria.
Trước lễ Giáng sinh, ông Trump loan tin: "Saudi Arabia hiện đã đồng ý chi số tiền cần thiết để giúp tái thiết Syria, thay vì Mỹ. Thấy chưa? Có đẹp đẽ không khi các nước cực kỳ giàu có giúp tái thiết các nước láng giềng của họ, chứ không phải là một "đại gia" Mỹ ở cách xa 5.000 dặm. Cảm ơn Saudi Arabia!".
Ý ông Trump là Mỹ cũng còn có chân trong dàn xếp chính trị ở Syria với Nga và ông Assad! Nếu so với thất bát do giá dầu xuống vì ông Trump (?) thì ngay cả khi không được biếu cả Syria và khu vực phụ cận, ông Putin vẫn lời chán, nhất là khi giá dầu nếu có xuống cũng có thể lên lại.
Hôm 23-12, ông Trump đăng lại mẩu tweet của nghị sĩ Rand Paul: "Thay thế các chế độ trên toàn thế giới không phải là công việc của nước Mỹ. Đây là điều mà Tổng thống Trump thừa nhận ở Iraq rằng đó là thảm họa chính sách đối ngoại lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua và ông đã đúng... Các tướng lĩnh vẫn chưa nhận ra sai lầm đó".
Bắt đầu là tướng Jim Mattis - bộ trưởng quốc phòng vừa từ chức!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận