22/01/2018 17:19 GMT+7

Vào bán kết U-23 châu Á thì được gì?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Theo tác giả Nhật Đăng, U-23 VN mới thắng một trận tứ kết giải U-23 châu Á chứ có phải vô địch World Cup đâu mà người ta ăn mừng, hò hét, cởi áo, "bão" đêm như vậy?

Vào bán kết U-23 châu Á thì được gì? - Ảnh 1.

Trong loạt sút luân lưu giành quyền vào bán kết, HLV Park Hang Seo đứng ở cuối khu vực kỹ thuật vì hồi hộp - Ảnh: N.K

Dưới đây là góc nhìn của tác giả này gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu.

"Sau trận U-23 Việt Nam vượt qua U-23 Iraq, tôi nói chuyện với một cổ động viên 77 tuổi tại TP.HCM. Đó là một ông già râu tóc bạc phơ, am tường về bóng đá vì đã theo dõi các đội tuyển Việt Nam nhiều năm nay.

Theo tôi, niềm tin là thứ đáng quý nhất sau một trận thắng, chứ không phải là thắng do ai, tại sao thắng. Một phần quá khứ yếu đuối về mặt tâm lý trước Thái Lan hi vọng sẽ được quên đi từ lúc này. Giống như, ừ thì trước U-23 Việt Nam, không gì cả"

Nhật Đăng

Bán kết châu lục có hơn HCV SEA Games: Vui trước đã Bán kết châu lục có hơn HCV SEA Games: Vui trước đã

TTO - Theo bạn đọc Phương Thế Ngọc, ngay trong thời khắc này hãy gác lại câu hỏi vì sao vào đến bán kết giải U-23 châu Á, nhưng bóng đá VN vẫn chưa 1 lần vô địch SEA Games? Hãy nhìn lại chiến thắng rất "đã" của U-23 và vui trước, vui được cứ vui đi!

Thấy ông cụ có vẻ vui mừng, đắc thắng, tôi định trêu chọc một tí bằng cách hỏi "dí". Cuộc trò chuyện như sau:

- Tôi: Vì đâu U-23 Việt Nam thắng?

- Ông già: Vì tụi nó đá hay!

- Tôi: Vì sao U-23 Việt Nam đá hay?

- Ông già: Tại vì huấn luyện viên Park Hang Seo hay!

- Tôi: Vì sao ông Park Hang Seo hay?

- Ông già: Vì ổng học nhiều kinh nghiệm ở Guus Hiddink nên hay!

- Tôi: Vì sao ông Guus Hiddink hay?

- Ông già: Thôi mệt mày quá. Từ Park Hang Seo trở về trước toàn là hay cả.

Tôi vừa mô phỏng một đoạn đối thoại theo kiểu Hi Lạp cổ, trong đó diễn tả tình thế bất lực trong việc đặt câu hỏi liên tục về một vấn đề, sự việc, vật thể để tìm ra "nguyên nhân đầu tiên".

Việc liên tục "truy nguồn" bằng hàng loạt câu hỏi nối tiếp nhau về trước, về trước nữa, và kết thúc bằng câu trả lời như trên là điển hình cho khái niệm triết học về sự hồi quy vô tận.

Trong các tranh luận về nguyên nhân đầu tiên của vạn vật, người ta tìm câu trả lời cho việc có hay không một Đấng Sáng Tạo. Tức là có khi, U-23 Việt Nam thắng U-23 Iraq vì Đấng Sáng Tạo đã định như thế.

Nhưng để hỏi tiếp thì có thể đặt giả thuyết là "có một cái gì đó gì đó tạo ra Đấng Sáng Tạo". Vậy là những người như ông cụ 77 tuổi nêu trên sẽ trả lời: Từ Đấng Sáng Tạo trở về trước hay về sau toàn là Đấng Sáng Tạo cả.

Nếu cảm thấy câu trả lời này chưa được thuyết phục, bạn có thể tìm cách trả lời khác theo học thuyết sáng tạo từ hư vô: Trước Đấng Sáng Tạo, không có gì hết. Hay dễ hình dung hơn một chút, hai tác giả Thomas Cathcart và Daniel Klein mượn lời John Lennon của The Beatles nói về Elvis Presley theo học thuyết sáng tạo từ hư vô như sau: "Trước Elvis, không gì cả".

Tôi suy nghĩ vu vơ về chiến thắng của U-23 Việt Nam và triết học kiểu tếu táo cũng bởi những ngày này, bên cạnh niềm vui sướng thuần khiết của thể thao, dư luận bắt đầu quay sang... cãi vã.

Những người không vui chung một niềm vui với đám đông đặt ra nhiều vấn đề để đứng ngoài dòng chảy dư luận. Đôi khi đó là những nỗ lực phản biện rất tốt để nhìn thấy thiếu sót trong thực tế ngay cả khi đang đủ đầy về mặt cảm xúc.

Có người dẫn ý kiến của cựu huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Edson Tavares nhận xét tiêu cực rằng: "Nếu họ phát triển đúng hướng từ 20 năm trước, bóng đá Việt Nam lẽ ra phải có được vị thế cao hơn bây giờ".

Có người, trực diện hơn, thì nói rằng một chiến thắng cũng chưa đưa bóng đá Việt Nam tới đâu cả. Trước mặt là U-23 Qatar. Sau đó là mục tiêu vô địch AFF Cup. Chưa tới lúc vui!

Nhìn chung, nhóm phản đối sự hân hoan có lập trường của riêng họ về việc suy nghĩ lại căn cơ, gốc rễ từ một trận thắng. Nó thực sự là gì, nó bắt nguồn từ đâu, và nó có ý nghĩa gì?

Không sai. Nhưng mải miết hỏi nhau như vậy liệu có giúp tìm ra đáp án hay không? Chưa chắc. Bởi hàng triệu con tim và khối óc đã đổ vào việc suy nghĩ về chuyện "phục hưng bóng đá Việt Nam" lâu nay rồi. Giờ nhân một chiến thắng chấn động để hỏi tiếp thì có gì khác biệt đâu?

Quả thật chiến thắng của U-23 Việt Nam đâu phải đồng nghĩa U-23 Việt Nam là đội U-23 mạnh thứ tư châu Á hiện nay như lý thuyết về cái gọi là vòng 4 đội cuối cùng.

Thậm chí có thể năm sau, hoặc ngay trận tới gặp Qatar, chúng ta thua tan nát y như ảo tưởng về vị thế đó vậy. Cũng có thể ông Park Hang Seo, trong chừng 6 tháng tới 1 năm nữa sẽ từ chức khi bị truyền thông và người hâm mộ quay lưng. Không có gì là chắc chắn cả.

Nhưng có một thực tế rằng U-23 Việt Nam đã thắng một trận đầy kịch tính và sảng khoái. Những cảm xúc này có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những lo âu về thành tích.

Đầu tiên, nó đang giúp U-23 Việt Nam trở nên vô cùng tự tin, và thậm chí sự tự tin này lan sang người hâm mộ.

Đa số người xem công nhận rằng ở các trận gặp U-23 Úc và U-23 Syria, lứa trẻ U-23 Việt Nam giành kết quả có lợi nhờ nhiều ở yếu tố may mắn. Lời khen duy nhất nói ra không sợ ngượng miệng là "tinh thần thi đấu".

Nhưng khi đối diện U-23 Iraq, đó là một bộ mặt khác hoàn toàn, mà ông huấn luyện viên U-23 Malaysia hiện tại sẽ hối hận khi nói U-23 Việt Nam chỉ biết phòng thủ tiêu cực.

Những bàn thắng lật ngược thế cờ trong thời gian hiệp phụ, và cả việc đá thắng loạt luân lưu khi đối diện với áp lực và "cái dớp" thường thấy của những đội bị gỡ phút cuối, cho thấy U-23 Việt Nam thực sự chơi rất hay và rất bản lĩnh.

Thứ hai, chiến thắng này có thể không đưa U-23 Việt Nam tới đâu ngoài thực tế đã vào tới bán kết giải châu Á. Nhưng nó là cái khiến cầu thủ Việt Nam sau này, ít nhất chính lứa U-23 này, không còn sợ Thái Lan hay bất kỳ đối thủ nào nữa.

Một chiến thắng giàu cảm xúc và mang tính biểu tượng chứ không đảm bảo danh hiệu, sẽ giúp bóng đá Việt Nam có cơ hội vượt khỏi tâm lý nặng nề khi đụng Thái Lan hoặc các đội khác. Đơn giản khi gặp Thái Lan, Xuân Trường hay Phan Văn Đức sau này có thể thở nhẹ và bình tĩnh đá: "Thái Lan tuổi gì, Iraq tôi còn cho lên đường nữa là!".

Cũng vì thế, ông Park Hang Seo dẫu không phải thánh thần và có thể sẽ không giành được AFF Cup sau này, nhưng ông mang tới một chiếc hộp cứng cáp để lưu giữ sự tự tin mong manh như pha lê của bóng đá Việt Nam.

Đó là thứ đáng quý nhất sau một trận thắng, chứ không phải là thắng do ai, tại sao thắng. Một phần quá khứ yếu đuối về mặt tâm lý trước Thái Lan hi vọng sẽ được quên đi từ lúc này. Giống như, ừ thì trước U-23 Việt Nam, không gì cả".

Bài viết thể hiện quan điểm góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Bạn dự đoán trận bán kết gặp Qatar sẽ có kết quả nào dưới đây? Mời bạn chia sẻ ý kiến dưới phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn.

Thăm dò ý kiến

Trong 90 phút thi đấu chính thức giải U-23 châu Á vào chiều nay (23-1) gặp Qatar, bạn dự đoán U-23 Việt Nam sẽ:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên