18/04/2024 11:52 GMT+7

Vạn người ùn ứ từ cổng lên Đền Hùng

Bất chấp trời mưa rào từ sáng, nhưng hàng vạn người dân, du khách thập phương vẫn về Đền Hùng (Phú Thọ), dâng hương trong ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch.

Con đường nối từ cổng Đền Hùng lên Đền Hạ tắc nghẽn cục bộ, do lượng người dồn về quá lớn, ảnh chụp khoảng 8h30 sáng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Con đường nối từ cổng Đền Hùng lên Đền Hạ tắc nghẽn cục bộ, do lượng người dồn về quá lớn, ảnh chụp khoảng 8h30 sáng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sau khi trời tạnh ráo, mát mẻ, càng về trưa người dân và du khách đổ về Đền Hùng càng tăng. Khu vực cổng đền lên Đền Hạ có dấu hiệu ùn ứ, quá tải. Đến khoảng 10h sáng, tình trạng ùn ứ này đã được khắc phục.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, từ sáng sớm 18-4 (10-3 âm lịch), rất đông người dân đã có mặt tại khu di tích lịch sử Đền Hùng chờ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.

Hơn 6h sáng, Đền Hùng đổ cơn mưa rào, nhưng rất đông người dân vẫn đội mưa, đứng chờ ở khu vực xung quanh sân trung tâm hành lễ.

Chị Lý Son (dân tộc Dao ở Tuyên Quang) cho biết chị cùng 7 người khác trong đoàn có mặt ở Đền Hùng từ đêm qua.

"Sáng nay, dù trời mưa lớn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm ở lại để lên núi Nghĩa Lĩnh, thắp nén hương tưởng nhớ các vua Hùng" - chị Son nói.

Còn bà Trần Thị Huấn (dân tộc Mường ở Sơn La) cho biết hôm nay, 30 bà con trong xã Mường Cơi đã nghỉ việc ruộng đồng, nương rẫy để về Đền Hùng dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.

"Đoàn xuất phát từ 4h sáng, khi đến Đền Hùng trời đổ mưa, thời tiết rất mát mẻ. Chúng tôi rất vui vì được lên núi Nghĩa Lĩnh thắp nén nhang tưởng nhớ các vua Hùng, đồng thời, cầu mong nhiều sức khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát tài" - bà Huấn chia sẻ.

Đến hơn 8h, mưa ngớt, hàng nghìn người tập trung chờ lên đền. Lực lượng chức năng phải phân luồng theo từng đợt để giảm tải.

Cảnh sát liên tục dùng loa nhắc nhở người dân đảm bảo an ninh, trật tự, không chen lấn, xô đẩy, ưu tiên người già, trẻ em lên lễ trước.

Ông Lê Trường Giang - giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng - cho biết trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Hùng sẽ đón khoảng 500.000 lượt khách.

Từ 6h sáng, hàng ngàn người dân đã có mặt tại Đền Hùng để chờ đợi đến giờ vào lễ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Từ 6h sáng, hàng ngàn người dân đã có mặt tại Đền Hùng để chờ đợi đến giờ vào lễ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lực lượng sinh viên tình nguyện nắm tay nhau phân luồng giao thông - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lực lượng sinh viên tình nguyện nắm tay nhau phân luồng giao thông - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đến gần 9h sáng, lượng người dồn về Đền Hùng ngày càng đông, dẫn đến tình trạng ùn ứ kéo dài - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đến gần 9h sáng, lượng người dồn về Đền Hùng ngày càng đông, dẫn đến tình trạng ùn ứ kéo dài - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Một cựu chiến binh được cháu gái dẫn lên Đền Hùng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một cựu chiến binh được cháu gái dẫn lên Đền Hùng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Do chờ đợi quá lâu, một bé gái đã ngủ trên vai bố khi trên đường lên Đền Hùng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Do chờ đợi quá lâu, một bé gái đã ngủ trên vai bố khi trên đường lên Đền Hùng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người dân thắp hương ở Đền Hạ. Đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8-2-1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người dân thắp hương ở Đền Hạ. Đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8-2-1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 6-1-2001, Chính phủ ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hằng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong ảnh: người dân làm lễ tại Đền Thượng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 6-1-2001, Chính phủ ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hằng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong ảnh: người dân làm lễ tại Đền Thượng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong”. Đây là công trình mới được Bộ Quốc phòng tu bổ, tôn tạo nâng cấp bằng chất liệu đồng, có hình vòng cung, chiều dài 28,16m, cao 9,2m - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong”. Đây là công trình mới được Bộ Quốc phòng tu bổ, tôn tạo nâng cấp bằng chất liệu đồng, có hình vòng cung, chiều dài 28,16m, cao 9,2m - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 6-12-2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc Tổ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 6-12-2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc Tổ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng VươngLễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18-4 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, trời đổ mưa rào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên