03/01/2006 20:56 GMT+7

Tỷ phú... giun đất

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Nguyễn Thái Bình từ tay trắng trở thành tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi. Không chỉ làm giàu từ con trùn (giun đất), Bình còn là “Vua ếch”, “Vua lươn”… của vùng (ấp Hậu, xã Tân Thông Hội (Củ Chi, TP Hồ Chí Minh).

pB9sw1ng.jpgPhóng to
Nguyễn Thái Bình nuôi lươn trong ống nhựa
Nguyễn Thái Bình từ tay trắng trở thành tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi. Không chỉ làm giàu từ con trùn (giun đất), Bình còn là “Vua ếch”, “Vua lươn”… của vùng (ấp Hậu, xã Tân Thông Hội (Củ Chi, TP Hồ Chí Minh).

Trưa cuối năm rét ngọt kèm mưa phùn, Bình tiếp chuyện với tôi bên cạnh những ô vuông được xây dựng đẹp mắt bằng gạch dùng để nuôi ếch, nuôi lươn.

Với nụ cười thân thiện, Bình bắt đầu câu chuyện: Sinh tháng 12/1975 sau khi nước nhà đã thống nhất, Bình được gia đình nuôi ăn học tử tế và năm 1991 – 1996 được đi Nga học Đại học Hàng hải.

Về nước, tập kinh doanh nhưng “đụng đâu thua đó” và gia sản cũng vơi dần. Năm 2000, gia đình Bình phải bán nhà ở quận 1 về ấp Hậu mua một miếng đất để sinh sống. Nhiều lúc chán chường, Bình mang cần đi câu cá giải khuây. Chợt một hôm Bình tự hỏi: Sao mình không nuôi…trùn nhỉ? Rồi từ trùn sẽ nuôi cá.

Nghĩ là làm. Bình học hỏi khắp nơi: từ người lớn đến sách vở và lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) để mua một ít con giống. Dùng xi măng tráng những miếng đất ven nhà, Bình đã nuôi những con trùn đầu tiên và nhận thấy thức ăn ưa thích của trùn có rất nhiều ở vùng quê này là…phân bò.

Vậy là chàng sinh viên trắng trẻo từng đi du học ở Nga năm nào lăn ra nhặt phân bò tươi về nuôi trùn. Nhiều người vùng Củ Chi nghe chuyện con trai đi nhặt phân bò nuôi giun thì ai cũng lắc đầu.

Đàn trùn lớn rất nhanh, cứ mỗi tháng trọng lượng đàn lại tăng gấp đôi khiến Bình vừa mừng, vừa lo. Mừng vì thành công nhưng lo không biết có ai mua không? Bình đạp xe đi các quận, huyện để… tiếp thị trùn với các chủ ao cá, chủ trại nuôi ba ba.

Xa hơn, Bình còn về miền Tây Nam bộ để tiếp thị các chủ vuông tôm. ở đâu Bình cũng bị từ chối. Rồi có vài chủ trại ba ba cũng đồng ý mua với số lượng ít.

Năm 2002, Bình gom được trên 300 triệu đồng và quyết tâm tự tìm đầu ra cho con trùn là lên hồ Dầu Tiếng (Bình Dương) đào ao nuôi cá với diện tích trên 1ha. Nhưng việc nuôi cá thất bại, Bình trở về Củ Chi.

Lúc này, nhiều người lại tìm đến Bình xin mua trùn giống với giá 250.000 đồng/kg, nhiều chủ trại nuôi ba ba, tôm sú cũng bắt đầu đặt hàng với anh. “Có người mua 10 kg trùn với giá 1,7 triệu đồng và giới thiệu cho nhiều người khác cùng mua về nuôi ba ba vì giá thức ăn rẻ, lại mau lớn”.

Con trùn đã ổn định, Bình chuyển giao giống cho 30 hộ nông dân nuôi và thu mua lại theo giá thị trường 30.000 đồng/kg để cung cấp cho chủ vuông nuôi tôm.

Song song với phát triển đàn trùn, năm 2004 Bình xoay qua nuôi ếch sinh sản. Lần mò với những kỹ thuật mới, rồi mua ếch về “làm” thử vì khi ấy ở miền Nam chưa có ai làm. Sau 6 tháng thì những cặp ếch Thái Lan đầu tiên đã cho ra đời những chú ếch con nhỏ xíu.

Lô hàng 100.000 con ếch đầu tiên đã được Bình “xuất” cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long với giá 1.200 đồng/con (khoảng 10 gam/con). Theo Bình, nếu ếch bố mẹ nuôi đẻ thì sau 40 ngày chúng bắt đầu sinh sản. Còn ếch con nuôi từ 2 đến 3 tháng là cứ 5 con được 1 kg và giá 35.000 đồng/kg.

Năm 2006 này, Bình sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 400.000 con ếch giống. Bình cũng đã nghiên cứu thành công việc nuôi lươn trong ống nhựa và sinh sản công nghiệp để cung cấp giống ra thị trường. Hiện nay, các chủ trại nuôi lươn đang mua với giá 120.000 đồng/kg lươn giống và Bình đủ sức cung ứng hàng năm 1 tấn lươn giống.

Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, vậy mà chưa đầy 5 năm sau Bình đã có hàng chục tỷ đồng trong tay. Tuy vậy, ước mong chuyển giao kỹ thuật để nông dân làm giàu trong Bình vẫn nguyên vẹn như ngày nào.

“Năm 2005 tôi thu nhập từ ếch khoảng 1,5 tỷ đồng, từ trùn và lươn khoảng 1,4 tỷ đồng. Tôi đã chuyển giao việc nuôi chúng cho nông dân, giúp tận dụng phân bò, thức ăn rẻ để chăn nuôi cho năng suất chất lượng cao.

Năm 2006 này tôi đang bắt tay vào một dự án mới: nhân giống heo rừng. Heo rừng có đặc trưng 3 lỗ chân lông, ít mỡ, nhiều nạc… Heo rừng dễ nuôi vì chúng ăn cỏ (chưa đến 2.000 đồng/con/ngày) và ăn trùn nhưng sức đề kháng mạnh, nuôi sau 3 tháng xuất chuồng mà giá bán lại cao.

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên