10/03/2024 09:12 GMT+7

Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ảm đạm

Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), chỉ có ba đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 2-2024 với trị giá 1.165 tỉ đồng.

Các chuyên gia đề xuất chính sách sửa đổi phải đảm bảo kiến tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi năm 2024 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Các chuyên gia đề xuất chính sách sửa đổi phải đảm bảo kiến tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi năm 2024 - Ảnh: Q.ĐỊNH

VBMA cho biết tiếp tục tình trạng phát hành ảm đạm trong tháng 1, giá trị phát hành trong tháng 2 vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng năm 2023 khi một số điều trong nghị định 65 có hiệu lực trở lại.

Theo đó các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thắt chặt hơn, ví dụ như tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp và yêu cầu xếp hạng tín nhiệm.

Một dữ liệu khác về trái phiếu doanh nghiệp do WiGroup tổng hợp còn cho thấy ngành bất động sản và ngành ngân hàng vốn là đối tượng phát hành trái phiếu chính trên thị trường chưa cho thấy hoạt động phát hành mới.

Thay đó vào, các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu mới trong tháng 2 thuộc về ngành công nghiệp. Trong đó, công nghiệp hàng hóa chủ chốt chiếm 48% và công nghiệp vận tải chiếm 52%.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu mới tháng 2 chủ yếu nằm ở kỳ hạn trung và dài hạn. Trung bình kỳ hạn phát hành đạt 7,4 năm, trong khi đó mức lãi suất phát hành bình quân (8,05%) giảm hơn hẳn so với tháng trước đó và so với cùng kỳ (10,77%).

Điều này cho thấy chính sách nới lỏng tiền tệ, mức lãi suất cho vay/tiền gửi ở mức thấp và mức lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh so với cùng kỳ hỗ trợ mức nền lãi suất của các tài sản tài chính như trái phiếu, theo WiGroup.

Cũng trong tháng 2 này, các doanh nghiệp đã mua lại 2.056 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, ước tính trong 10 tháng còn lại của năm 2024, sẽ còn khoảng 255.732 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 98.127 tỉ đồng, tương đương 38,4%.

Ngành dịch vụ tiện ích đứng đầu về tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng 2, với tổng giá trị đạt 1.746 tỉ đồng. Trong đó, hoạt động mua lại trái phiếu của ngành bất động sản chỉ chiếm một phần thiểu số trong cơ cấu, chiếm 0,55%. Lũy kế 2 tháng đầu năm, ngành bất động sản chỉ mua lại 2.670 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức 6.415 tỉ đồng của cùng kỳ năm 2023.

Về tình hình công bố thông tin bất thường, VBMA cho biết có bảy doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 6.213 tỉ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 24 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Hơn 230.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua trước hạnHơn 230.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua trước hạn

Thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 25-12, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn là 230.200 tỉ đồng, tăng 5,8% so với cả năm 2022.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên