26/10/2013 18:02 GMT+7

TPHCM: Không bắt buộc học sinh thi TOEFL Primary

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Sở GD& ĐT TP.HCM không bắt học sinh phải chọn thi TOEFL Primary, hiệu trưởng các trường cũng không được áp đặt học sinh phải thi TOEFL Primary hay chứng chỉ của ĐH Cambridge.

Chính thức ra mắt bài thi TOEFL Primary tại TP.HCMTP.HCM áp dụng dạy học tiếng Anh trực tuyến trên Tuổi Trẻ

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM tại Hội thảo giới thiệu bài thi TOEFL Primary dành cho học sinh tiểu học diễn ra sáng 26-10.

Ông Chương cho rằng: "Hãy để cho người học tự chọn lựa hình thức thi phù hợp nhất với mình”.

Hội thảo do IIG Việt Nam (đại diện chính thức của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam) và Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức.

Tại hội thảo, ông Đoàn Hồng Nam, chủ tịch IIG Việt Nam cho biết: “TOEFL Primary là thành viên mới nhất trong hệ thống “Gia đình TOEFL” được thiết kế nhằm đánh giá mức độ thành thạo Anh ngữ của học sinh ở hai lĩnh vực: học thuật và xã hội. Bài thi gồm 72 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (trong đó có 36 câu cho phần đọc, 36 câu cho phần nghe). Điểm số TOEFL Primary có thể quy đổi sang Khung tham chiếu châu Âu”.

Ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM, khẳng định: “TOEFL Primary được xem là một công cụ đánh giá ngoài đối với việc dạy và học tiếng Anh ở tiểu học. Nó không làm thay đổi nội dung, chương trình giảng dạy của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Nếu giáo viên tiếng Anh thực hiện giảng dạy theo đúng phân phối chương trình của Sở GD-ĐT là học sinh có thể thi TOEFL Primary, không cần phải luyện thi”.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến của giáo viên Tiếng Anh đã băn khoăn về mức phí thi TOEFL Primary, về việc tồn tại song song cả chứng chỉ TOEFL Primary và các chứng chỉ của ĐH Cambridge (mà Sở GD-ĐT TP đã triển khai thực hiện từ năm 2010).

Ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã giải thích: “Việc đưa các chứng chỉ Quốc tế vào để đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh thành phố nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh. Năm 2010, Sở GD-ĐT đưa chứng chỉ của ĐH Cambridge vào như một công cụ đánh giá ngoài đã làm cho số lượng học sinh đi thi lấy chứng chỉ tăng vọt từ mấy ngàn lên mấy chục ngàn em mỗi lần thi. Số lượng như thế dẫn đến tình trạng chen lấn nhau. Để tránh tình trạng độc quyền, Sở đưa thêm TOEFL Primary vào như một công cụ đánh giá để phụ huynh, học sinh chọn lựa."

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên