18/10/2023 19:54 GMT+7

TP.HCM có máy tái chế vỏ chai nhựa tại chỗ

Dự kiến đến đầu năm 2024 sẽ có hơn 100 máy tái chế chai nhựa được đặt tại các siêu thị và trường học trên cả nước.

Ông Max Craipeau - giám đốc chiến lược của Botol Việt Nam - giới thiệu chức năng của máy tái chế chai nhựa - Ảnh: GIA HÂN

Ông Max Craipeau - giám đốc chiến lược của Botol Việt Nam - giới thiệu chức năng của máy tái chế chai nhựa - Ảnh: GIA HÂN

Ngày 18-10, máy tái chế vỏ chai nhựa đầu tiên đã được áp dụng tại cửa hàng Annam Gourmet (41 Thảo Điền, TP Thủ Đức).

Thu gom, tái chế chai nhựa còn nhiều hạn chế

Ông Max Craipeau - giám đốc chiến lược của Botol Việt Nam - dẫn số liệu cho thấy tại các nước Đông Nam Á, cứ 10 chai PET thì chỉ có 3 chai được tái chế, 7 chai còn lại bị thải ra biển và môi trường sống. Trong khi tại Đức và Nhật Bản, số chai PET được tái chế là 9 trên 10 chai.

Ông cũng cho biết các loại máy tái chế nhựa đã rất phổ biến tại châu Âu. Tuy nhiên trong suốt ba thập kỷ qua, vì những hạn chế trong khâu vận chuyển và mức độ ô nhiễm môi trường nên công nghệ này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao tại các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Từ thực tế trên, máy tái chế nhựa nguyên sinh của Công ty Botol Việt Nam ra đời nhằm cung cấp giải pháp vượt trội trong việc thu gom và tái chế chai PET.

Theo ông Max Craipeau, công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể khó khăn trong khâu vận chuyển. Cụ thể là giảm số lượng xe tải từ 10 xe xuống còn 1 xe với cùng một khối lượng chai, đồng thời giảm lượng khí thải carbon, góp phần giải quyết mục tiêu Net Zero mà Việt Nam đang hướng đến.

Rút ngắn còn 3 bước tái chế

Khách hàng tại Annam Gourmet trải nghiệm tái chế chai nhựa - Ảnh: GIA HÂN

Khách hàng tại Annam Gourmet trải nghiệm tái chế chai nhựa - Ảnh: GIA HÂN

Điểm nổi bật của RVM là khả năng tái chế ngay tại chỗ. Người dùng chỉ cần cho chai vào trong lỗ dẫn, máy sẽ tiến hành tách phần thân chai, nắp chai và nhãn chai, sau đó nghiền chúng thành các mảnh rPET. Toàn bộ quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng với 3 bước, rút ngắn từ 11 bước so với các loại máy tái chế truyền thống.

Khi thùng chứa các mảnh nhựa đầy, máy sẽ tự động gửi cảnh báo. Khi đó, cửa hàng sẽ thu gom và đưa các mảnh nhựa này đến nhà máy để sản xuất các sản phẩm mới.

Đặc biệt sau khi tái chế chai nhựa, người dùng còn được tham gia trò chơi vòng quay may mắn ngay trên máy và có cơ hội nhận phiếu đổi quà có trị giá lên đến 2.500.000 đồng, áp dụng tại cửa hàng Annam Gourmet.

Sắp tới, Botol Việt Nam sẽ triển khai lắp đặt thêm 7 máy tái chế trên địa bàn TP.HCM. Đến đầu năm 2024, công ty dự kiến đặt hơn 100 máy tại các siêu thị và trường đại học trên cả nước.

Botol là công ty đầu tiên và là thành viên duy nhất của Hiệp hội Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) tập trung vào giải pháp cho vấn đề nan giải khi ngành thu gom không chính thức chưa thể đáp ứng hoàn toàn việc thu gom chai PET.

Thí sinh Miss Earth Việt Nam 2023 nhặt rác thải nhựa, lắp điện mặt trời, làm sản phẩm tái chếThí sinh Miss Earth Việt Nam 2023 nhặt rác thải nhựa, lắp điện mặt trời, làm sản phẩm tái chế

Trong tập 7 của series truyền hình thực tế Miss Earth Việt Nam 2023 - Hành trình Trái Tim Xanh vừa lên sóng, khán giả sẽ chứng kiến hành trình thực tế để bảo vệ môi trường của các team Nước, Lửa và Khí.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên