31/08/2006 07:01 GMT+7

Đánh thức gia tài văn hóa đọc

N.L.
N.L.

TT - Bộ sách 100 kiệt tác sân khấu thế giới được xem là cẩm nang về tác phẩm và tác giả lần đầu được hệ thống và tuyển chọn lại từ các bản dịch tốt nhất trước đây. Công trình này do Công ty Minh Thành phối hợp với Nhà xuất bản Sân Khấu thực hiện.

ZFwNDdqV.jpgPhóng to
TT - Bộ sách 100 kiệt tác sân khấu thế giới được xem là cẩm nang về tác phẩm và tác giả lần đầu được hệ thống và tuyển chọn lại từ các bản dịch tốt nhất trước đây. Công trình này do Công ty Minh Thành phối hợp với Nhà xuất bản Sân Khấu thực hiện.

Trong bộ sách này có ba nhà biên kịch VN được chọn: Đào Tấn, Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng.

Nhà biên kịch Lê Duy Hạnh (ảnh), phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN, đánh giá:

- Đây là bộ sách thật sự có ích cho người làm nghề. Nhất là trong những năm gần đây, văn hóa đọc đang trải qua nhiều biến động. Có thể nhận thấy sân khấu cũng đi theo hướng nghe nhìn, mà những cái nghe nhìn đó không sâu sắc, kỹ lưỡng bằng cái đọc.

Tôi cho rằng sự ra đời của 100 kiệt tác sân khấu thế giới buộc người làm nghề phải trở lại với văn hóa đọc. Chúng ta đang cần nghiên cứu để phát triển sân khấu về các phương pháp biên kịch. Nhưng cái chuẩn hóa để thống nhất trong những kiệt tác ra sao cần được anh em làm nghề thấu hiểu để tránh trường hợp mỗi người nói một phách, theo nhiều quan niệm khác nhau.

JbYfeA9c.jpgPhóng to

Ba trong 100 kiệt tác sân khấu thế giới

Có như thế mới vạch ra được một khoảng nghiên cứu cho tương lai. Bộ sách cũng giúp cho việc nghiên cứu sáng tác; trước đây, muốn làm việc đó phải sưu tầm các tác phẩm là chuyện không dễ.

Trong điều kiện thị trường dễ bị cuốn vào cái trước mắt, cái thực dụng thì công trình này còn góp phần định hướng chất lượng kịch bản.

* Tình trạng hiện nay nhiều người làm nghề không đủ phông văn hóa đọc, dựng tác phẩm cổ điển mà không tìm hiểu nhà viết kịch, hay không chịu nghiên cứu đến nơi đến chốn tác phẩm của họ dẫn đến hậu quả gì, theo ông?

- Sự tùy tiện này cho thấy họ đi trên đường nào cũng không biết. Có thể nói gia tài của cha ông để lại bị ngủ quên. Những người hôm nay đáng lẽ đi vào cái tương lai được đánh thức bởi điều gì đó rất vĩ đại của thế giới (được đánh thức thì mới nhìn tương lai sáng suốt hơn), đằng này họ bất chấp tất cả, không cần biết, hiểu.

Ngay cả diễn viên cũng vậy. Có người chỉ đọc lời suông, đóng vai mà không hiểu vai thì còn gì để nói nữa! Ý thức nhìn nhận về cái đã qua không thỏa đáng, nhất là không chỉ đối với kiệt tác mà với cả những vở diễn đề tài lịch sử. Diễn viên không nắm được sử Việt. Thiếu văn hóa đọc là một nguy cơ dẫn đến nền sân khấu thiếu tính văn học, triết học và mỹ học.

N.L.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên