17/12/2016 18:24 GMT+7

Phim kiếm hiệp hết thời “tiếu ngạo giang hồ”?

THỤC NGHi (theo Ifleng)
THỤC NGHi (theo Ifleng)

TTO - Thần kiếm được thực hiện bởi hai đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Hoa ngữ nhưng đã không gặt hái thành công doanh thu như mong đợi, khiến nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi phải chăng dòng phim kiếm hiệp, võ hiệp đang hết thời?

Thần kiếm do Nhĩ Đông Thăng và Từ Khắc đạo diễn, nhưng đã không gặt hái thành công như mong đợi - Ảnh: Ifleng
Thần kiếm do Nhĩ Đông Thăng và Từ Khắc đạo diễn, không gặt hái thành công như mong đợi - Ảnh: Ifleng

Thần kiếm được dàn dựng công phu với thời gian hậu kỳ mất 2 năm, vốn đầu tư gần 100 triệu CNY (nhân dân tệ), nhưng doanh thu phòng vé tuần đầu chỉ đạt 51,9 triệu CNY, tổng doanh thu không vượt quá 73 triệu CNY. Với số liệu như vậy thì nhà đầu tư cầm chắc phiếu thua.

Nhưng nhìn tổng quan điện ảnh võ hiệp mấy năm gần đây, doanh thu phòng vé và giá trị nghệ thuật đều không còn như trước. Năm xưa, Lý An nhờ Ngọa hổ tàng long vang danh thế giới, Anh hùng của Trương Nghệ Mưu doanh thu phòng vé 250 triệu CNY. Còn những năm gần đây, phim võ hiệp dần đi vào ngõ cụt, ngoại trừ phim thuộc chân kungfu như Diệp Vấn, Nhất đại tông sư... phần lớn các bộ phim khác đều thất bại thảm hại.

Liên tục thất bại về doanh thu phòng vé

Nhiếp Ẩn Nương thua lỗ gần 90 triệu CNY - Ảnh: Ifleng
Nhiếp Ẩn Nương thua lỗ gần 90 triệu CNY - Ảnh: Ifleng

Năm 2011, thị trường Trung Quốc có 35 phim điện ảnh đạt doanh thu vượt trăm triệu CNY, trong đó có đến 9 phim võ hiệp.

Vật đổi sao dời, tính đến thời điểm tháng 12 năm nay, bảng xếp hạng top 50 doanh thu phòng vé chỉ có Diệp vấn 3Ngoạ hổ tàng long 2: Thanh minh bảo kiếm chiếm vị trí thứ 11 và 29 với doanh thu 802 triệu CNY và 255 triệu CNY. So với Lạc lối ở Hong KongHiệp sĩ bánh rán dễ dàng đạt doanh thu hơn 1 tỉ CNY thì con số này quả thật quá nhỏ bé.

Năm 2015, bộ phim Nhiếp Ẩn Nương của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền với chi phí đầu tư gần 100 triệu CNY, đã càn quét giải thưởng tại LHP phim Cannes, Kim Mã Đài Loan và Kim Tượng Hong Kong, nhưng vẫn thất bại về doanh thu phòng vé, thua lỗ gần 90 triệu CNY.

Trước đó, Kiếm vũ được cho là tác phẩm võ hiệp xuất sắc nhất trong vòng 10 năm qua nhưng chỉ đạt doanh thu 66 triệu CNY khi ra rạp, còn Địch Nhân Kiệt: Thông thiên đế quốc ra rạp cùng thời điểm đạt doanh thu gần 300 triệu CNY.

Ngày càng có nhiều nhà làm phim không hiểu dòng phim võ hiệp mà chỉ muốn nhanh chóng kiếm lợi, vì thương mại mà võ hiệp. Họ chỉ đơn giản kiếm một câu chuyện trong lịch sử, thêm thắt vào đó tình yêu, tình huynh đệ, thêm vài yếu tố tam cang ngũ thường quân thần triều cương, thế là cho ra đời một bộ phim mà họ gọi là võ hiệp.
Ifleng

Giá trị nghệ thuật thụt lùi không hiệp khí

Những bộ phim võ hiệp đạt doanh thu khả quan một chút lại ở tình trạng “so với dưới thì hơn nhưng so với trên lại không bằng”. Đó là những phim được đầu tư lớn, nhiều kỹ xảo, dàn diễn viên nổi tiếng, nhưng kịch bản không thu hút, phim không hiệu quả nên nhận được nhiều lời phê bình trái chiều.

Điển hình là Bạch phát ma nữ: Minh nguyệt thiên quốc bị chê là tiết tấu kéo dài lê thê, câu chuyện có nhiều tình tiết không logic, mạch phim quá khiên cưỡng khiến người xem khó mà theo dõi đến cùng. Ân oán giang hồ, lòng yêu nước, điều gì cũng muốn biểu đạt nhưng điều gì cũng biểu đạt không tới.

Trước đó, đạo diễn Từ Khắc đã tạo ra một thế giới võ hiệp phiên bản 3D: Long môn phi giáp, kỹ xảo 3D làm phim vẻ như hoành tráng hơn nhưng cũng không bù đắp được sự thiếu sót trong kịch bản. So với Tân Long môn khách sạn năm xưa, các fans mê phim võ hiệp thở dài: “Long môn khách sạn xưa vẫn còn, bà chủ năm xưa nay còn đâu?”.

Ngoại trừ những bộ phim thuộc thể loại chân kung fu như Diệp Vấn thì doanh thu lại không tệ - Ảnh: Ifleng
Ngoại trừ những bộ phim thuộc thể loại chân kungfu như Diệp Vấn thì doanh thu lại không tệ - Ảnh: Ifleng

Võ hiệp mà thiếu ước mơ giang hồ

Trong một thời gian khá dài, dòng phim võ hiệp ở thị trường điện ảnh Trung Quốc bắt buộc phải là phim chế tác lớn, như thành trì, tòa nhà cổ đều phải dàn dựng cảnh thật, diễn viên thuộc hạng ngôi sao, kỹ xảo cũng là loại tân tiến nhất, cảnh hành động cũng phải hoành tráng nhất...

Nhưng tổng hợp lại, tất cả có thật sự giúp bộ phim đạt doanh thu phòng vé lý tưởng không?

Đuổi theo những yếu tố kể trên, người làm phim võ hiệp quên mất rằng dòng phim này cần tinh luyện từ những câu chuyện trong nguyên tác, có sự giản lược hợp lý, biết cân bằng thương mại và nghệ thuật.

Muốn làm được lại cần phải có thời gian nhưng thị trường điện ảnh hiện nay lại là kiểu “mì ăn liền”, quay nhanh chiếu nhanh để thu hồi vốn.

Với phim võ hiệp, hoài niệm của rất nhiều khán giả châu Á từ nhỏ đã có một “ước mơ giang hồ” nảy sinh từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh... để tạo dựng ước mơ đại hiệp đẹp đẽ lãng mạn. Một phim võ hiệp ý nghĩa, khán giả trước màn ảnh nhưng dường như đang ở giữa thế giới đầy ân oán tình thù với những lang bạt giang hồ, thiên hạ nước nhà. 

Kiếm vũ được cho là tác phẩm võ hiệp xuất sắc nhất trong vòng 10 năm trở lại, nhưng đã gặp thất bại nặng nề về doanh thu phòng vé - Ảnh: Ifleng
Kiếm vũ được cho là tác phẩm võ hiệp xuất sắc nhất trong 10 năm qua nhưng thất bại doanh thu - Ảnh: Ifleng

Năm 2000, Lý An với Ngọa hổ tàng long đã mang đến cho thế giới vẻ đẹp của võ hiệp Trung Quốc, cho cả khán giả một “ước mơ giang hồ”. Còn bây giờ, đa số phim võ hiệp sau khi trình chiếu, khán giả chỉ thấy buồn, nuối tiếc khôn nguôi bởi họ không còn cảm nhận được sự lãng mạn và bi thương của người anh hùng, không nhìn thấy giang hồ mà họ luôn khao khát thấy nữa.

Có lẽ đối với điện ảnh Hoa ngữ, phim võ hiệp vẫn sẽ còn là con dao ma quái chưa biết hên xui thế nào. 

THỤC NGHi (theo Ifleng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên