06/07/2016 20:40 GMT+7

Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

HỮU THUẬN
HỮU THUẬN

TTO - Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương).

Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN
Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750m2. 

Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952). 

Sau đó cụ Vương bỏ nhiều công sức tạo dựng để căn nhà mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian đặt ở những vị trí hài hòa, đắc địa...

Gần nửa thế kỷ sống ở đây, cụ Vương không chỉ bỏ nhiều công sức cho việc bài trí mà còn tạo dựng một phong cách sinh hoạt cho chính ông và các thành viên trong gia đình phù hợp với nét cổ xưa bên trong và bên ngoài của ngôi nhà. Các tạp chí danh tiếng như Times, Newsweek từng đến đây tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này. (Tuổi Trẻ ngày 26-4-2012)

Trước kia khi cụ Vương còn sống thì khuôn viên căn nhà cổ này rợp bóng cây xoài, sầu riêng… đẹp nhất là những gốc mai cổ thụ.

Rất tiếc hiện nay cây cối bị chặt bỏ hết, thay thế vào đó là một sân bêtông. Khu giếng trời phía sau ngôi nhà vẫn còn một bể cá của cụ Vương.

Hiện giờ nếu đi từ ngoài đường Nguyễn Thiện Thuật nhìn vào thì chỉ thấy bóng dáng mái nhà cổ xưa nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh.

Kèo của ngôi nhà được làm từ những thanh gỗ rất lớn, tuy nhiên qua thời gian dài phần bên trong của vì kèo bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều. Những thanh gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn.

Mái nhà gồm toàn ngói đỏ, những viên gạch âm dương trang trí dưới mái hiên là “đồ quý hiếm” trong số những ngôi nhà cổ xưa tại Sài Gòn.

Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất.

Ngôi nhà hiện nay được xây một bức tường cao chắn trước sân nhà, bên trong khuôn viên sân được dùng để kinh doanh quán ốc, quán nhậu bình dân.

Vào tháng 8-2003, UBND TP.HCM ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với nhà của cụ Vương Hồng Sển là "di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống", nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. 

>>Xem ảnh chụp nhà cụ Vương Hồng Sển tháng 7-2016:

vì kèo của ngôi nhà được làm từ những thanh gỗ rất lớn, tuy nhiên qua thời gian dài, phần bên trong của vì kèo đã bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều - Ảnh: HỮU THUẬN
Kèo của ngôi nhà bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều - Ảnh: HỮU THUẬN
Khu giếng trời phía sau ngôi nhà có một bể cá của cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Khu giếng trời phía sau ngôi nhà có một bể cá của cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Những thang gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN
Những thanh gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN
Song gỗ của cánh cửa sau ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Song gỗ cánh cửa phía sau ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần trước của ngôi nhà bây giờ được dùng để làm hàng quán - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần trước ngôi nhà bây giờ được dùng để làm hàng quán - Ảnh: HỮU THUẬN
Những ô tròn lấy ánh sáng ở bên sườn của ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Những ô tròn lấy ánh sáng bên sườn ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Lỗ thông khí trên tường nhà được làm từ những viên gạch màu xanh ngọc bích - Ảnh: HỮU THUẬN
Lỗ thông khí trên tường nhà được làm từ những viên gạch màu xanh ngọc bích - Ảnh: HỮU THUẬN
Mái nhà cổ kính cùng với bức tường đã được quét vôi ve gần đây - Ảnh: HỮU THUẬN
Mái nhà cổ kính cùng với bức tường được quét vôi gần đây - Ảnh: HỮU THUẬN
Gian chính của ngôi nhà cụa Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Gian chính của ngôi nhà cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Hoa văn cổ điển trên mái ngói.
Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất - Ảnh: HỮU THUẬN
Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất - Ảnh: HỮU THUẬN
Những thanh vì kèo ở mái hiên ngôi nhà còn rất vững chắc - Ảnh: HỮU THUẬN
Những thanh vì kèo ở mái hiên ngôi nhà còn khá vững chắc - Ảnh: HỮU THUẬN
Những hoa văn được chạm trổ trên vách nhà - Ảnh: HỮU THUẬN
Những hoa văn được chạm trổ công phu trên vách nhà - Ảnh: HỮU THUẬN
không gian bên trong ngôi nhà ít ánh do đó được bố trí nhiều ô lấy ánh sáng bên hông nhà - Ảnh: HỮU THUẬN
Không gian bên trong ngôi nhà được bố trí nhiều ô lấy ánh sáng từ bên hông - Ảnh: HỮU THUẬN
Vì kèo ở mái hiên được chạm trổ tinh xảo và rất bền - Ảnh: HỮU THUẬN
Kèo ở mái hiên được chạm trổ tinh xảo - Ảnh: HỮU THUẬN
Thanh vì kèo giữa nhà cũng được chạm khắc họa tiết hoa lá - Ảnh: HỮU THUẬN
Thanh kèo giữa nhà được chạm khắc họa tiết hoa lá tinh tế - Ảnh: HỮU THUẬN

 

Vách nhà, cửa cùng với mái ngói âm dương rất cổ kính - Ảnh: HỮU THUẬN
Vách nhà, cửa cùng với mái ngói âm dương cổ kính - Ảnh: HỮU THUẬN
HỮU THUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên