Thủy điện Dachaoshan của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong - ảnh: AP |
Theo Bangkok Post, thông tin do người phát ngôn Bộ tài nguyên nước và môi trường Thái Lan ông Suphot Tovichakchaikul cho biết.
Động thái này theo ông Suphot Tovichakchaikul nhằm giảm bớt tác động của hàng triệu người dân sống quanh các khu vực hạ lưu sông Mekong mà người Trung Quốc gọi là sông Lan Thương (Lancang).
Ông Suphot cho biết cam kết chia sẻ thông tin của Trung Quốc sẽ được thể hiện rõ hơn trong Tuyên bố chung Tam Á với khung thỏa thuận hợp tác giữa 6 quốc gia thành viên của thỏa thuận Hợp tác Mekong-Lancang (MLC) gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Phiên họp của các nhà lãnh đạo MLC đầu tiên sẽ bắt đầu ngày mai, 23-3 và kéo dài cho tới ngày thứ năm, 24-3 tại thành phố Tam Á của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Khung thỏa thuận hợp tác MLC sẽ bao gồm các vấn đề về chính trị và an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, hợp tác về văn hóa-xã hội cũng như các quan hệ nhân dân khác.
Cũng theo ông Suphot, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ thông tin về việc quản lý nước ở thượng nguồn sông Mekong.
Ngoài ra quốc gia này cũng cam kết sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác trong các nghiên cứu chung về lũ lụt, hạn hán, chất lượng nước và quản lý nước ở khu vực sông Mekong.
Trung Quốc đã bắt đầu xả nước vào sông Mekong để giảm bớt tình trạng hạn hán đang diễn ra trầm trọng tại các nước ở hạ lưu sông Mekong. Việc xả nước này sẽ kéo dài cho tới tháng 4.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận