16/08/2017 16:35 GMT+7

​Một số phương pháp sơ cứu thường gặp khi trẻ bị thương tích

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Cha mẹ và giáo viên tại trường học cần trang bị kiến thức thực hành sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ, kịp thời xử lý nếu chẳng may xảy ra sự cố.

Sơ cứu chảy máu mũi

- Đỡ trẻ ngồi dậy, ngồi cúi người ra phía trước (ở tư thế này, máu mũi chảy ra ngoài nên có thể theo dõi được).

- Dùng ngón cái và ngón trỏ ép cánh mũi bên bị chảy máu (ở trường, người chăm trẻ cần mang găng tay để phòng ngừa lây nhiễm).

- Nhẹ nhàng ấn sát mũi vào xương mặt để chèn lại mạch máu đang chảy.

- Giữ trong 5 phút, không nên thả tay giữa chừng để xem máu hết chảy chưa vì khi thả tay, mạch máu bị bung ra máu sẽ chảy lại. Có thể dùng khăn quấn cục đá lạnh, túi chườm lạnh để chườm giảm đau và giúp co mạch máu nhanh hơn.

- Sau 5 phút, thả tay nhẹ nhàng để xem máu hết chảy chưa (nếu thả tay nhanh, cục máu đông bung ra, máu sẽ chảy lại). Nếu máu chảy lại, ép và chườm lạnh thêm lần nữa và làm lâu hơn.

- Khi máu đã ngưng chảy, cho trẻ sinh hoạt nhẹ nhàng như bình thường. Chảy máu mũi rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thoáng qua và không nguy hiểm. Sau khi đã cầm máu, đôi khi máu đông ứ nhiều trong mũi làm trẻ khó chịu, phải xì ra. Hành động này có thể làm bung cục máu đông làm mạch máu chảy lại, cần chèn ép lại từ đầu.

- Nếu chảy máu mũi không cầm được, cần phải đưa trẻ đi cấp cứu.

Lưu ý:

- Hạn chế cho trẻ xì mũi khi máu đã cầm, vì có thể làm bung cục máu đông.

- Nếu nhiều máu trong mũi cần xì ra trước khi ép cánh mũi.

- Không cho trẻ ngửa đầu ra sau vì khó theo dõi được lượng máu chảy.

- Sơ cứu chảy máu mũi ở người lớn cũng làm theo cách tương tự.

Sơ cứu trẻ bị bỏng

- Di chuyển trẻ khỏi nơi gây bỏng (nước sôi, hóa chất, ánh nắng mặt trời, điện…).

- Làm lạnh từng phần bỏng trong vài phút, khắp cả các phần da bị bỏng: rưới nước mát, sạch lên vùng da bị bỏng; có thể xoa kem Biafine lên vùng bị bỏng; nếu chườm đá, cần dùng khăn bọc quanh cục đá, không áp trực tiếp viên đá lên da bỏng, quấn ấm trẻ khi làm mát vùng bỏng.

- Tuyệt đối không thoa: kem đánh răng, dầu cù là, mỡ trăn, bơ, dầu cá, dầu ăn, lòng trắng trứng lên vùng da bỏng (nguy cơ gây nhiễm trùng).

Lưu ý:

- Khi vết bỏng lớn hơn diện tích lòng bàn tay trẻ thì phải gọi cấp cứu.

- Không cần làm vỡ bóng nước, bóng nước nguyên vẹn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi làm lạnh, quấn gạc để giữ bóng nước không vỡ.

- Chăm sóc bỏng ban đầu tốt sẽ tránh được sẹo xấu khi lành.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên