24/02/2017 09:00 GMT+7

​Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe lá phổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Phổi là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể của bạn. Ngoài việc đóng vai trò không thể thiếu trong hô hấp, phổi của bạn có thể hoạt động như một hồ chứa máu.

Vì vậy, việc giữ cho lá phổi của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh là điều quan trọng, bằng cách tập thể dục và duy trì một lối sống năng động, ăn đúng loại thực phẩm với số lượng thích hợp. 

Dưới đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe lá phổi của bạn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Hấp thụ đủ vitamin C là sự cần thiết tối ưu cho chức năng phổi của bạn. Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin C giúp bảo vệ phổi của bạn khỏi tác động có hại của các gốc tự do. Các gốc tự do cũng có thể nhập vào cơ thể của bạn thông qua ánh sáng mặt trời, không khí và nước ô nhiễm, bức xạ điện từ, hóa chất, phụ gia và căng thẳng.

Vitamin C cũng có thể giúp “hồi phục” sự suy giảm của vitamin E. Khi vitamin E tương tác với các gốc tự do nó được chuyển sang hình thức oxy hóa của mình và không làm tốt vai trò của chúng. Ở giai đoạn này, vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp vitamin E lấy lại “sức mạnh” của mình. 

Hơn nữa, vitamin C làm tăng đáng kể hóa hướng, thực bào và các tế bào máu trắng… đóng vai trò lớn trong cơ chế phòng vệ miễn dịch trong phổi của bạn. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, vitamin C có thể biểu hiện tính chất tăng cường miễn dịch ấn tượng khi kết hợp với các vi chất khác. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ cần 75mg vitamin C hằng ngày trong khi nam giới phải cần tới 90mg mỗi ngày.

Thực phẩm như trái cây họ cam quýt, dâu tây, dưa đỏ, đu đủ, cải xoăn, ớt ngọt, bông cải xanh và súp lơ sẽ giúp bạn đáp ứng yêu cầu hằng ngày của mình.

Thực phẩm giàu vitamin E

Giống như vitamin C, vitamin E có liên quan tới cải thiện chức năng của phổi. Vitamin E, một vitamin tan trong lipid, bảo vệ màng lipid của bạn từ quá trình oxy hóa các gốc tự do. 

Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thường xuyên vitamin E giúp làm giảm nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một căn bệnh về phổi làm gián đoạn những hơi thở bình thường. 

Điều thú vị nhất cần lưu ý là vitamin E mang tới những lợi ích này đối với người hút thuốc và không hút thuốc lá là như nhau. Để đạt được và duy trì sức khỏe của phổi, cả nam giới và nữ giới cần cùng một lượng vitamin E mỗi ngày, đó là 15mg. Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong các loại rau xanh, trứng, dầu đậu nành…

Nguồn Omega 3

Tăng chế độ ăn uống chất béo omega-3 là một bước quan trọng hướng tới việc cải thiện chức năng phổi. 

Mức độ cao của axit béo omega-3 đã được chứng minh làm giảm sự tổng hợp của leukotrienes - các phân tử viêm đóng vai trò quan trọng trong bệnh hen suyễn. Leukotrienes sản xuất chất nhầy tạo ra viêm nhiễm ở đường hô hấp của bạn. 

Ngoài ra chất béo omega-3 ức chế tổng hợp prostaglandin E2 (PGE2) giúp làm chậm quá trình phục hồi mô và phản ứng viêm trong phổi.

Dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạt cải, rau lá xanh, cá và động vật có vỏ cung cấp một lượng dồi dào các axit béo omega-3. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần (một khẩu phần là 3,5 ounces cá nấu chín) để thúc đẩy việc cung cấp axit béo omega-3. 

Flavonoids and Carotenoids

Flavonoids là một nhóm các hợp chất được gọi là “những người thợ sửa chữa sinh hóa của thiên nhiên” nhờ vào khả năng sửa chữa các phản ứng cơ thể chống lại các hợp chất khác trong các dị ứng nguyên, vi rút và các chất sinh ung thư. 

Các chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường, là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá… Quercetin, flavone, rutin và hesperidin là flavonoids thường được tìm thấy trong thực phẩm. Quercetin giúp bảo vệ phổi của bạn khỏi độc hại từ ô nhiễm môi trường và khói thuốc lá. Ngoài ra, loại thực phẩm giàu quercetin, đặc biệt là táo và hành tây, có thể bảo vệ bạn chống lại “các hình thức nhất định” của bệnh ung thư phổi. Bên cạnh hai loại thực phẩm này, trái cây, trà và rượu vang đỏ cũng rất giàu quercetin. 

Một điều rất đáng chú ý chính là việc các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa các loại thực phẩm giàu flavonoid và nguy cơ ung thư phổi. Dầu, quả việt quất, anh đào và dâu đen, oliu cũng rất giàu chất flavonoid.

Carotenoid là một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh vật quang hợp khác như tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn. Carotenoid không phải là tên riêng của một chất nào mà là tên của một nhóm các hợp chất có công thức cấu tạo tương tự nhau và tác dụng bảo vệ cơ thể cũng tương tự nhau. Carotenoid khá quen thuộc với chúng ta là bêta-caroten hay còn gọi là tiền chất của vitamin A. 

Beta caroten sở hữu trong mình một khả năng chống ôxy hoá ưu việt vì nó có tác dụng khử hết gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Chúng ta nên nhớ gốc tự do làm hư hỏng màng tế bào nghiêm trọng, nó làm tổn thương các bào quan, nó liên quan chặt chẽ với quá trình lão hoá, xuống cấp của nhan sắc, tuổi trẻ, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh chưa có lời giải chính thức như ung thư. 

Vì thế, có beta caroten chúng ta có thể tránh được tất cả những thứ này, bảo vệ màng tế bào, chậm lại lão hoá, ngăn ngừa ung thư.

Carotenoid như beta-carotene và lycopene thường được tìm thấy trong khoai lang, bí, cà rốt và rau xanh. Các loại thực phẩm, đặc biệt là những thức ăn giàu betacarotene có thể giúp tránh khỏi những vấn đề về phổi, bao gồm cả bệnh hen suyễn và viêm phế quản. 

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các chất bổ sung beta-carotene và ung thư phổi. Và rất nhiều nghiên cứu khuyến khích nên có được “phiên bản” beta-carotene tự nhiên từ thực phẩm thay vì uống bổ sung. Vì vậy, như một biện pháp phòng ngừa, bạn nên nói chuyện với bác sỹ trước khi uống bổ sung beta-carotene.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên