18/08/2006 04:05 GMT+7

Stress sinh viên

Tiến sĩ tâm lý học HUỲNH VĂN SƠN
Tiến sĩ tâm lý học HUỲNH VĂN SƠN

TT - Hồ sơ tư vấn cho thấy từ tháng năm đến tháng 6-2006, có đến 10 ca tư vấn stress sinh viên đã được thực hiện tại Công ty tư vấn Hồn Việt (TP.HCM) với tám ca trung bình, hai ca ở mức khá nặng. Sinh viên stress đang thật sự là vấn đề hiện nay.

491MQ4I6.jpgPhóng to
Căng thẳng với việc học, việc làm, mục tiêu phấn đấu đang là một vấn nạn thật sự với nhiều SVHS hiện nay (ảnh minh họa) - Ảnh: M.C.
TT - Hồ sơ tư vấn cho thấy từ tháng năm đến tháng 6-2006, có đến 10 ca tư vấn stress sinh viên đã được thực hiện tại Công ty tư vấn Hồn Việt (TP.HCM) với tám ca trung bình, hai ca ở mức khá nặng. Sinh viên stress đang thật sự là vấn đề hiện nay.

1. T. - SV năm nhất Trường ĐH X - được gia đình đưa đến tư vấn trong một tâm trạng rã rời. Ước vọng vào ĐH với những kiến thức thật mới mẻ, sinh động và hấp dẫn bị “chột” ngay khi học học kỳ I trước một số môn học trừu tượng, giảng đường chật chội, nóng bức, ồn ào và chất lượng cơ sở vật chất nói chung tỉ lệ nghịch với học phí.

Gây sốc với T. khi có đến 9/12 môn phải học thuộc lòng và chép theo kiểu tốc ký... Tám môn học phải thi lại là một gánh nặng khó tải với một học sinh đã từng 12 năm học giỏi liên tục. T bị stress thật sự.

Với cả hai trường hợp SV stress, cần nói thêm: chính ở đây, nhà trường, thầy cô và phụ huynh càng phải là những người bạn đồng hành hỗ trợ và giúp đỡ SV.

Những bỡ ngỡ của tân SV sẽ được giải quyết triệt để nếu như những bài học về kỹ năng thích ứng với môi trường ĐH được triển khai nghiêm túc từ đầu năm học, môn học phương pháp học tập ĐH phải được triển khai hiệu quả.

Đồng thời sự gần gũi của thầy cô, sự động viên vừa sức, không gây áp lực của phụ huynh và sự đồng hành của những chuyên gia tư vấn với tân SV rõ ràng hết sức cần thiết.

Thực tế cho thấy có nhiều tân SV dễ bị sốc với sự thay đổi đột ngột về yêu cầu học tập và phương pháp học tập ở bậc ĐH nên dễ bị căng thẳng khi tiếp cận môi trường học tập. Chuyển môi trường học tập, mỗi sinh viên phải luôn tự ý thức về những áp lực tâm lý sẽ phải “chung sống” nhưng điều quan trọng là nhà trường và thầy cô phải thực hiện những bài học “khải đạo” về phương pháp học tập bậc ĐH, những áp lực học tập... để SV có thể đương đầu nhằm tạo ra sự thích ứng cao nhất có thể có.

2. L. - SV năm hai của ĐHDL BD - lại cũng bị stress tạm với những áp lực do chính mình đặt ra. L. vừa mong muốn mình học thuộc hàng top trong khoa, vừa khát khao làm thêm để trang trải cuộc sống, đồng thời muốn thành tích nhảy cao của mình sẽ được cải thiện để tìm chiếc vé dự thi một giải đấu toàn quốc... Đỉnh điểm của sự căng thẳng xảy ra sau một đêm thức trắng để làm một tiểu luận môn học, L. ngất sâu, phải vào bệnh viện cấp cứu. Khi L. tỉnh dậy, triệu chứng lảm nhảm xuất hiện liên tục hai ngày... Hai tuần sau, L. quyết định gặp chuyên gia tư vấn tâm lý.

L. có đầy đủ những triệu chứng lâm sàng của stress tạm và nếu không được quan tâm, chắc chắn stress nặng hoàn toàn có thể xảy ra.

Vấn đề ở đây chính là sự tự gây áp lực với chính mình của L.. Tôi đã trao đổi với L. và đồng ý rằng cuộc sống sẽ thật sự buồn tẻ nếu như áp lực của cuộc sống không hiện hữu. Tuy nhiên, cứ liên tục đặt áp lực cho chính mình khi mình chưa đủ khả năng chịu “tải trọng” của nó thì chắc chắn thay vào thành công sẽ là... stress. Mục tiêu sống và mục tiêu phấn đấu của mỗi SV thật sự rất cần thiết, vấn đề là phải biết đặt ra mục tiêu phù hợp với chính khả năng, sức lực của mình.

Tiến sĩ tâm lý học HUỲNH VĂN SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên