Hai bạn trẻ đang mải mê chơi game - Ảnh: T.H |
Như TTO đã đưa tin, về động cơ giết người, Điểm nói rằng nhập vai vào trò chơi điện tử là muốn làm việc “cứu nhân độ thế” và các nạn nhân đều được Điểm suy nghĩ đó người xấu.
Điểm cũng nói rằng khi giết người, Điểm nhập vai như “anh hùng cứu mỹ nhân”, “anh hùng giết kẻ xấu” như trong trò chơi điện tử. Điểm nói ban đầu giết người không phải mục đích để cướp tài sản mà do ảnh hưởng của trò chơi điện tử. Nhưng khi giết xong, thấy tài sản là lấy luôn. Theo kết quả điều tra, Điểm là người nghiện game nặng.
“Những người chơi game đến mức nghiện game nặng, dẫn đến tình trạng cư xử, hành động, nói năng như trên game” - Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết.
Thạc sĩ Trang Nhung cho rằng, ảo giác là tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có thật trong thực tại khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc theo ý muốn của cá nhân.
Người bệnh bị lẫn lộn vì cho là có gì đó tác động từ xung quanh hoặc ngay trong cơ thể họ. Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não hoặc do tình trạng suy giảm ý thức vì mất ngủ hoặc bị gây nên bởi các loại ma túy gây ảo giác hoặc các độc chất khác như rượu.
Những người chơi game online nếu bị ảo giác thì hoặc do bản thân người đó có tiền sử các bệnh thuộc về tâm thần, hoặc do mất ngủ vì tập trung chơi game, chuyện ăn uống cũng vì thế mà lơ là khiến cơ thể bị suy nhược, hệ thần kinh vì thế mà bị ảnh hưởng theo.
Những người chơi game đến mức nghiện game nặng, dẫn đến tình trạng cư xử, hành động, nói năng như trên game có thể là một dạng bệnh tâm thần mang tính rối loạn.
Nó được hình thành theo cơ chế sau: chơi game nhiều bị nghiện; bị nghiện game dẫn đến cơ chế “bắt chước” hoặc “tập nhiễm” các hành động, cư xử, cách thể hiện; tiếp đến là cơ chế “đồng nhất” các hành động đã tập nhiễm trên game vào đời thực, từ đó nạn nhân hoặc tưởng mình là siêu xạ thủ, là anh hùng hành động.
Khi gặp tình huống tương tự sẽ có lời nói, hành vi, cách xử lý như nhân vật họ đã nhập tâm trên game. Nên căn cứ vào mức độ biểu hiện nặng nhẹ mà có cách tương tác khác nhau. Nếu chỉ đôi lúc, thỉnh thoảng có biểu hiện thì có thể xem như đó là hành động mang tính hài hước, tuy nhiên cần cân đối điều chỉnh thời gian chơi game để tránh bị nghiện game. |
||
Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung |
Nếu tình trạng ở mức độ “không phân biệt game và đời thực” thì gia đình hoặc bản thân nên tìm can thiệp để dứt hẳn khỏi game, đồng thời chấp nhận việc thăm khám lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có những tư vấn điều trị.
Ngoài ra, nên tăng cường vận động lành mạnh cho cơ thể để có sức khỏe thể chất tốt, sức đề kháng cơ thể tăng lên, tránh việc bị “nhớ nhung” hình ảnh game,…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận