05/02/2015 09:34 GMT+7

​“Biến tướng” quà tết

TRẦN VĂN TƯỜNG
TRẦN VĂN TƯỜNG

TT - Quà tết vốn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người VN thể hiện sự quan tâm với nhau mỗi dịp xuân về tết đến.

Biểu lộ tình cảm rất đáng quý khi tặng nhau giỏ quà, nhánh mai, cuốn sách, câu đối, bánh tét, bánh chưng... Giá trị quà tết không cần phải đắt tiền nhưng lại gửi gắm lời cảm ơn chân thành, tình yêu thương tốt đẹp nhất. Người tặng và người nhận cảm thấy có sự trân trọng, lịch thiệp.

Tôi biết ở cơ quan nọ, hằng năm mỗi dịp tết có người trong ban giám đốc đến thăm và tặng quà chúc tết gia đình những người đã về hưu. Gặp nhau tay bắt mặt mừng với lời thăm hỏi, chúc sức khỏe, gửi tặng giỏ quà thể hiện lòng biết ơn thế hệ đi trước đã có cống hiến cho tổ chức.

Món quà từ sự tự nguyện, thật đơn giản nhưng ý nghĩa, cả người tặng và người nhận đều vui vẻ. Bởi vì người tặng đã dành cho người nhận sự quý mến, không vụ lợi. Còn người nhận hài lòng, xúc động và trân trọng khi món quà phù hợp với mối quan hệ.

Thế nhưng quà tết bây giờ là chuyện phải làm và đôi khi là nỗi ám ảnh với nhiều người. Tệ nhất là nạn tặng quà tết cho nhau vì vụ lợi. Không tặng quà sợ bị cho là kém trong quan hệ, ngoại giao.

Món quà là sự tính toán thiệt hơn để tìm cơ hội trong công việc, bỏ qua cho điều sai trái. Cách tặng quà như vậy chỉ có ở môi trường làm việc thiếu chuẩn mực.

Món quà tết lúc này được xem như món hàng đầu tư, phương tiện hối lộ, không cần biết mối quan hệ giữa người tặng và người nhận. Có khi người nhận quà cũng vì miễn cưỡng.

Tôi có anh bạn làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước cho biết cấp dưới tặng quà tết là bị đánh giá thấp, xem như kiểu đút lót hơn là trân trọng, sẽ không bao giờ được chú ý. Anh nói cái cần ở cấp dưới là hoàn thành tốt nhiệm vụ có lợi hơn gấp nhiều lần.

TRẦN VĂN TƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên