|
Toàn cảnh nhà máy - Ảnh: Đức Hiếu |
Công trình do tập đoàn Vinashin (nay là SBIC) giao cho công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân làm chủ đầu tư, đặt tại khu công nghiệp Cái Lân (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Nhà máy từng được kỳ vọng sẽ cung ứng thép tấm khổ lớn công suất 500.000 tấn/năm, thay thế nhập khẩu để phục vụ đóng những con tàu biển có tải trọng hàng vạn tấn trong các nhà máy sản xuất của Vinashin.
Tuy nhiên đến nay, nhà máy gần như bỏ hoang sau khi hàng loạt lãnh đạo chủ chốt tập đoàn và công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân bị bắt trong vụ “đại án” Vinashin năm 2010.
Theo một cán bộ công ty, chính những nguyên nhân trên khiến tất cả các dự án của nhà máy thép đều đang dở dang, chưa có hồ sơ quyết toán. Khi báo cáo lên cấp Bộ thì các con số nằm ở trình trạng lấp lửng, không thể kiểm toán được.
Từ đây có thể lý giải tại sao dù có rất nhiều phương án sau này nhằm khôi phục hoạt động nhà máy thép đều thất bại vì hồ sơ không xử lý được.
Theo tính toán của công ty thép Cái Lân về việc xây dựng phương án tái cơ cấu theo chỉ đạo của tổng công ty SBIC, hiện các phương án đã được đưa ra như bán cả công ty với giá “0 đồng”.
Việc chuyển nhượng, giải thể, phá sản, sát nhập… đều cực kỳ khó thực hiện vì số nợ tài chính của công ty này là rất lớn, tổng giá trị thực tài sản nhỏ hơn tổng nợ rất nhiều do máy móc đã xuống cấp, cộng với sự canh tranh đến từ thị trường thép giá rẻ.
Phương án duy nhất có phần khả thi là cổ phần hóa với điều kiện “tìm được đối tác có tiềm năng tài chính tốt và quan tâm đến lĩnh vực cánh nóng them tấm” thì xem ra quá khó.
|
Khu nhà xưởng chính rộng hàng chục ngàn mét vuông nhưng không có lấy một công nhân vận hành - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Những cỗ máy khổng lồ nằm im hoen gỉ, phủ đầy bụi trong khu nhà xưởng chính - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Nhiều máy nhỏ dù được phủ bạt nhưng không giấu nổi sự xuống cấp xập xệ - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Máy mài trục, thiết bị đắt nhất nhà máy với giá hơn 2 triệu USD xếp xó - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Tấm phôi thép gỉ sét còn lại tại nhà máy - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Năm 2010, nhà máy chạy thử nghiệm, đã cán thành công 5.000 tấn thép đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó xuất khẩu sang Mỹ 3.000 tấn thép tấm. Trong ảnh là tấm thép thành phẩm đợt đầu còn sót lại - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Phủ bụi và gỉ sét - hai thứ thấy rõ nhất tại nhà máy - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Những hệ thống máy nằm im bất động. Đặc biệt, hệ thống thủy lực chìm điều khiển trục quay máy cán chính đã bị nước biển ngấm vào phá hủy - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Những hệ thống máy nằm im bất động. Đặc biệt, hệ thống thủy lực chìm điều khiển trục quay máy cán chính đã bị nước biển ngấm vào phá hủy - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Tại những khu điều khiển tự động, máy tính, bàn ghế vẫn còn nguyên nhưng cửa đã bị khóa kín và niêm phong - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Ông Nguyễn Văn Nam là một trong 41 bảo vệ của công ty thép Cái Lân phục vụ nhiệm vụ bảo vệ nhà máy cán nóng thép tấm, nhà máy cửa nhựa và nhà máy điện Cái Lân - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Một nhà xưởng mới chỉ dựng xong phần khung - Ảnh: Đức Hiếu |
|
Một phần nhà máy được cho công ty xi măng thuê mặt bằng. Đây là một trong những nguồn thu để duy trì hoạt động nhà máy - Ảnh: Đức Hiếu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận