Ảnh minh họa. Ảnh : Cát Minh |
Theo ông Phạm Văn Tấn (phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT), nếu dùng tất cả rơm ở ĐBSCL phát sinh mỗi năm (6 tấn rơm/ha) để sản xuất nấm và xuất khẩu hết, mỗi năm có thể thu về 3 tỉ USD, bằng với giá trị xuất khẩu gạo, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ông Tấn cũng cho biết khi làm nấm xong, rơm có thể làm phân hữu cơ cho cây trồng, làm vật liệu che phủ cho cây ăn trái... nhưng lâu nay thường bị đốt bỏ. Vì vậy cần phải cải tiến thiết bị để thu hoạch được rơm trên ruộng ướt.
* Ngày 3-3, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã có cuộc họp với các cơ quan liên quan về “Đề án liên kết vùng ĐBSCL phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề nông thôn”.
Đề án này do các đơn vị: Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam, Đại học Cần Thơ và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ thực hiện.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị trên thống nhất sẽ hoàn tất đề án để cuối tháng 3 trình các bộ ngành thẩm định làm cơ sở để Chính phủ phê duyệt đề án.
*Tại hội thảo “Sử dụng phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo” do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 3-3, nhiều chuyên gia cho rằng có thể cải thiện đáng kể thu nhập cho nông dân ĐBSCL từ các phụ phẩm lúa gạo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận