24/04/2007 17:22 GMT+7

Các ngành học của Trường ĐH Luật TP.HCM

QUỐC DŨNG tổng hợp
QUỐC DŨNG tổng hợp

TTO - Trường ĐH Luật TP.HCM là đơn vị có chức năng đào tạo cán bộ pháp luật, là một trung tâm giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực nắm vững kiến thức về pháp luật và kỹ năng hành nghề luật lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.

Mã trường: LPSTrường có hai cơ sở đào tạo: - Cơ sở 1: số 2 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, TP.HCM - Cơ sở 2: số 328/5 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Ðức, TP.HCMĐT: (08) 8265291 - 8262208 - 7266311 Website: http://www.hcmulaw.edu.vn/

r7IwN4Ze.jpgPhóng to
Sinh viên lớp đào tạo cử nhân chất lượng cao của Trường ĐH Luật TP.HCM - Ảnh: Tuổi Trẻ
TTO - Trường ĐH Luật TP.HCM là đơn vị có chức năng đào tạo cán bộ pháp luật, là một trung tâm giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực nắm vững kiến thức về pháp luật và kỹ năng hành nghề luật lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2007

Hiện nay, trường được giao nhiệm vụ đào tạo các bậc học Trung học, ĐH, Cao học và Nghiên cứu sinh. Trường ĐH Luật TP.HCM trực thuộc Bộ GD-ĐT được thành lập theo Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg ngày 10-10-2000 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu của trường là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành để sinh viên ra trường có thể giải quyết một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.

Chương trình đào tạo Cử nhân của Trường ĐH Luật TP.HCM kéo dài trong thời gian 4 năm (8 học kỳ) với tổng số đơn vị học trình là 190 (mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết học), trong đó có 60 đơn vị học trình thuộc các môn cơ bản và 130 đơn vị học trình thuộc các môn học chuyên ngành, thực tập cuối khóa và thi tốt nghiệp.

Cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM được cấp bằng Cử nhân ĐH Luật và có thể công tác tại các cơ quan như sau: Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp;

Công an, Thanh tra, Thi hành án; Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Sở Thương mại, Sở Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế, Hải quan...; Bộ phận pháp chế hoặc nhân sự trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước; làm luật sư tư vấn cho các công ty Luật, văn phòng luật sư; hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Viện Kinh tế...

Dưới đây là các ngành đào tạo của Trường ĐH Luật TP.HCM:

1. Ngành Luật Thương mại (mã ngành 501, khối A, C, D1)

Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Ngành Luật Dân sự (mã ngành 502, khối A, C, D1)

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp...

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác...

3. Ngành Luật hình sự (mã ngành 503, khối A, C, D1)

Ðào tạo những sinh viên ra trường công tác tại các cơ quan như tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thanh tra, thi hành án, văn phòng tư vấn pháp luật... Các môn học chuyên ngành như: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học...

4. Ngành Luật Hành chính (mã ngành 504, khối A, C, D1)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Thanh tra, Tòa án hoặc các doanh nghiệp...

5. Ngành Luật Quốc tế (mã ngành 505, khối A, C, D1)

Ðào tạo ba khối kiến thức cơ bản: khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và khối kiến thức về Luật so sánh, Luật Thương mại quốc tế.

Mục tiêu đào tạo của ngành này là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...

QUỐC DŨNG tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên