16/04/2006 14:10 GMT+7

Các ngành học của Trường ĐH Ngoại thương

THANH HÀ tổng hợp
THANH HÀ tổng hợp

TTO - Trường ĐH Ngoại thương hiện đào tạo bảy ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại và Tiếng Nhật thương mại.

Mã trường: NTH (phía Bắc), NTS (phía Nam)Địa chỉ: Số 91, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà NộiĐT: (04) 8343495 - 7750127 - 7753297; Fax: (04) 834 3605Email: ftucfcom@fpt.vn; Website: www.ftu.edu.vn

Cơ sở 2 tại TP.HCM:- Số 15, đường D5, P.15, quận Bình Thạnh, TP.HCM- Số 2 Bis Phan Xích Long, P.3, quận Phú Nhuận, TP.HCMĐT: (08) 8463134 - 8463135; Fax: (08) 8450736 - (08) 9951343.

Cfas7WXL.jpgPhóng to
Trường ĐH Ngoại thương

Trường tuyển sinh ĐH theo hai khối A và D. Thời gian đào tạo bậc ĐH của các chuyên ngành là bốn năm chia thành tám học kỳ. Ở bậc ĐH, các chuyên ngành đào tạo đều được thực hiện theo hai hình thức chính qui và không chính qui (bao gồm ĐH tại chức và ĐH bằng thứ hai)

1. Ngành Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đối ngoại)

Đào tạo người học nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

SV tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế, ngân hàng, văn phòng đại diện và ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2. Ngành Quản trị kinh doanh

- Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Với chuyên ngành này, người học sẽ được nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, có khả năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh và giải quyết các vấn đề chuyên môn của người quản trị kinh doanh.

SV tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế: Qua chương trình đào tạo chuyên ngàn này, người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về quản trị các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, có kiến thức cơ bản về các qui định điều tiết hoạt động kinh doanh quốc tế và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh quốc tế, có khả năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh và giải quyết các vấn đề chuyên môn của người quản trị kinh doanh.

SV tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3. Ngành Tiếng Anh (chuyên ngành tiếng Anh thương mại)

Chuyên ngành này có mục tiêu đào tạo cử nhân tiếng Anh có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong các doanh nghiệp, có khả năng làm công tác biên dịch, phiên dịch, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh, hiểu biết về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của các nước sử dụng tiếng Anh.

SV tốt nghiệp có cơ hội việc làm rất đa dạng ở các cơ quan nhà nước quản lý hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm biên dịch, phiên dịch...

4. Ngành Tài chính - Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính quốc tế)

Những SV được đào tạo chuyên ngành này sẽ nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính- ngân hàng quốc tế, có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính quốc tế.

SV tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan ngân hàng, công ty tài chính trong nước cũng như quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt với nội dung chương trình đào tạo của chuyên ngành này, người học còn có thể làm việc phù hợp ở các công ty chứng khoán, trên thị trường chứng khoán…

5. Ngành tiếng Pháp (chuyên ngành tiếng Pháp thương mại)

Chuyên ngành này có mục tiêu đào tạo cử nhân tiếng Pháp có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong các doanh nghiệp, có khả năng làm công tác biên dịch, phiên dịch, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh, hiểu biết về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ.

6. Ngành tiếng Trung (chuyên ngành tiếng Trung thương mại)

Chuyên ngành này có mục tiêu đào tạo cử nhân tiếng Trung có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Trung Quốc thành thạo trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong các doanh nghiệp, có khả năng làm công tác biên dịch, phiên dịch, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh, hiểu biết về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của các nước nói tiếng Trung Quốc.

7. Ngành tiếng Nhật (chuyên ngành tiếng Nhật thương mại)

Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho cho SV những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Nhật Bản, rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật Bản ở mức độ thành thạo, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với mọi môi trường kinh doanh.

SV tốt nghiệp có thể làm việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại, xúc tiến đầu tư, trong các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu… với Nhật Bản, làm phiên dịch…

THANH HÀ tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên