![]() |
Từ vài luống rau tự phát, thầy trò Trường phổ thông Dân tộc nội trú M’Đrắk (xã Cư Mta, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) đã nhân rộng thành một vườn rau sạch với diện tích hơn 400m2 - Ảnh: Như Ý |
Nội thành đã vậy, ngoại thành cũng không khá hơn. Rất nhiều trường không ngần ngại “bêtông hóa” sân trường vì nhiều tiện lợi: trời mưa nước trôi rút nhanh, không ứ đọng nước gây ô nhiễm môi trường...
Tiện lợi là vậy, nhưng không phải không có hạn chế. Với một không gian toàn bêtông, môi trường học đường trở nên khô khan, thiếu sinh động. Trẻ em lại rất cần một không gian vừa đủ rộng để chơi đùa thoải mái, vừa có chất xanh đến từ cây cối trong trường.
Thiết nghĩ các nhà trường cần dành nhiều hơn diện tích sân chơi để làm khu vườn riêng, nơi đó trồng cây cảnh, trồng hoa, trồng rau và trồng những gì các em thích. Có như vậy học sinh mới gần gũi với môi trường thiên nhiên, gần với những mảng xanh quý giá trong nhà trường, có điều kiện tiếp xúc với hoạt động của “nhà nông”.
Đất nước đang đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa, song rất cần cho thế hệ trẻ nơi phố thị có hiểu biết nhất định về thực tiễn của nghề nông, kỹ năng lao động chân tay, về sự vất vả của nghề nông khi mưa nắng, về cái nghề gắn chặt với cha ông trong một giai đoạn kéo dài của lịch sử đất nước mình.
Sẽ là thiếu sót và sai lầm nếu tiếp tục bêtông hóa từng centimet sân trường, sẽ là sai lầm nếu nhà trường cũng như phụ huynh sợ con trẻ tiếp xúc với đất cát, sợ trẻ chơi dơ bẩn, sợ trẻ “yêu” nông nghiệp! Hãy cho trẻ trở về với thiên nhiên cây cỏ, với nông nghiệp, rau củ... như một số trung tâm kỹ năng sống đã triển khai trong dịp hè vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận