25/04/2015 05:58 GMT+7

​Bạn có phải là “nô lệ” của smartphone?

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG

TTO - Điện thoại thông minh (smartphone) hiển hiện khắp nơi, nhiều người trên tay có không chỉ một, mà tới hai, ba cái.

Ảnh minh họa. Ảnh: IBTimes

Nhiều người xem đó là phương tiện để liên lạc, làm việc, nhưng không ít người dùng nó vô tội vạ.

Học hành, hội họp thì không chú tâm mà vô tư lướt Facebook, nhắn tin, chat... Đang dự lễ trang nghiêm cũng mở điện thoại chụp hình lia lịa. Hay nói vào quán cà phê để gặp mặt bạn bè, nhưng điều quan tâm đầu tiên không phải là bạn bè mà là câu hỏi “quán có wifi không?”. Đến đám tang mà cũng “check in” (xác nhận vị trí đang ở đâu) để “khoe” nơi đến.

Tay không rời smartphone

Theo chị Võ Nguyễn Thứ Xuyên (P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), ai cũng thích cái mới lạ. Chính vì hiện đại và tiện dụng nên nhiều người, nhất là người trẻ, rất thích sử dụng smartphone.

>> Chị Võ Nguyễn Thứ Xuyên

Chị Xuyên thừa nhận chính mình cũng lệ thuộc vào smartphone lúc nào không hay. Chị nói: “Sáng thức dậy, vật đầu tiên tìm là điện thoại. Tối đi ngủ, vật cuối cùng buông ra cũng là điện thoại. Nhiều lúc giật mình tự hỏi sao mình lại cầm điện thoại cả ngày? Khi điện thoại hết pin lại thấy bứt rứt khó chịu”.

>> Chị Võ Nguyễn Thứ Xuyên

Bạn Trần Sang bức xúc khi smartphone không những được bạn trẻ dùng để check-in bằng những hình ảnh vui chơi, gặp mặt bạn bè mà đến cả đám tang cũng “vui vẻ” chụp hình và đăng lên mạng xã hội.

>> Bạn Trần Sang

Ảnh minh họa. Ảnh: http://healthmeup.com/

Ai dễ mắc hội chứng “nghiện” smartphone?

Thạc sĩ (ThS) tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung giải thích lý do ngày càng nhiều bạn trẻ “nghiện” smartphone: “Một chiếc điện thoại thông minh có nhiều chức năng giúp kết nối mọi người dễ dàng hơn”.

Thạc sĩ Nhung cho rằng khi không thể rời smarphone đồng nghĩa bạn dễ mắc phải hội chứng “nghiện smartphone”. Và độ tuổi dễ mắc hội chứng này là từ 18-24 tuổi.

Nhiều trường hợp bạn trẻ sử dụng điện thoại rất thông minh như chia sẻ các việc làm tử tế, người tốt việc tốt để nhân rộng. Ngược lại, cũng có những bạn có xu hướng chia sẻ những điều không hay, phản cảm.

>> ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung

Tuy nhiên, theo ThS Nhung, cuộc sống của chúng ta là ở ngoài đời thực với những con người thực và những mối quan hệ thực tế.

>> ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung

Bà Nhung cho biết một vài dấu hiệu chứng tỏ bạn đang “nghiện” smartphone: cảm thấy bất an, thiếu tự tin khi không rời bỏ được điện thoại, thường xuyên kiểm tra điện thoại dù không có bất kỳ thông báo nào, “ăn không ngon, ngủ không yên” nếu không có điện thoại bên mình…

>>  ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung

Trần Sang cho biết để hạn chế việc phụ thuộc smartphone, bạn đã không dùng nó vào dịp cuối tuần mà thay vào đó là đọc sách, đi dạo công viên hoặc gặp gỡ, tán gẫu cùng bạn bè, anh chị em. “Khi đó tinh thần mình phấn chấn hơn và mình cảm nhận được thực tế cuộc sống xung quanh” - Sang nói.

>> Bạn Trần Sang

Tương tự Trần Sang, chị Thứ Xuyên cũng chọn cách tắt máy hoặc đặt chế độ máy bay vào cuối tuần. Riêng nhóm bạn của chị Xuyên cũng thống nhất khi đi chơi sẽ tập trung vào trò chuyện với nhau, tạm gác những mối bận tâm khác.

Anh Nguyễn Mạnh Đình quan niệm khi làm việc gì thì tập trung vào việc đó và loại bỏ tất cả yếu tố không liên quan. Nguyên tắc là tuyệt đối không sử dụng smartphone để cập nhật mạng xã hội khi đang làm một việc nào đó.

>> Anh Nguyễn Mạnh Đình

Người Việt Nam sử dụng smartphone hơn 7 giờ/ngày

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Common Sense Media (Hoa Kỳ) cho thấy tần suất sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ở trẻ em đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2011.

Trong một nghiên cứu khác, người châu Á có xu hướng “nghiện” sử dụng điện thoại thông minh cao gấp ba lần so với các nước phương Tây. Các quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về thời gian dành cho các thiết bị công nghệ.

Riêng tại Việt Nam, con số này là hơn 7 giờ/người/ngày, trong đó phần lớn thời gian dành cho điện thoại thông minh.

Mang danh sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) nhưng nhiều người lại có cách ứng xử thiếu thông minh trong quan hệ xã hội, thậm chí có phần thiếu văn hóa. Và nhiều người đã, đang và sắp trở thành “nô lệ” của smartphone mà không hay biết.

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên