29/10/2014 06:00 GMT+7

​Tiêu điểm: Cho hay không cho tiền người ăn xin?

TTO
TTO

TTO - Xung quanh câu chuyện cho hay không cho tiền người ăn xin và nếu thấy có dấu hiệu của hành vi chăn dắt thì nên báo cho ai, rất nhiều bạn đọc đã cho biết quan điểm của mình.

Chị Phạm Thị Khuyên, nhân viên truyền thông, cho rằng vài năm trở lại đây chị không cho tiền người ăn xin nữa dù đôi khi vẫn thấy áy náy, thương cảm.

>> Chị Phạm Thị Khuyên 

Chị Phạm Thị Khuyên cũng cho biết thêm rằng thay vì cho tiền người ăn xin, chị sẽ dùng tiền để giúp đỡ những hoàn cảnh thật sự khó khăn mà mình biết. “Lòng tin nên đặt đúng chỗ” – chị Khuyên nói.

>> Chị Phạm Thị Khuyên 

Có suy nghĩ khác với chị Khuyên, chị Lê Vân, kế toán trưởng công ty Macmedia (Quận 1 – TP.HCM) cho biết mình vẫn cho tiền người ăn xin khi có điều kiện, dù biết rõ có khi những người đó bị chăn dắt.

>> Chị Lê Vân

Anh Minh Mẫn (28 tuổi, quận 1, TP.HCM) cho biết anh vẫn thường cho tiền những người ăn xin, dẫu trong lòng vẫn có chút băn khoăn. Anh cho rằng nếu không cho thì người ăn xin bị chăn dắt có thể bị bỏ đói, bị ngược đãi, trong khi nếu cho thì rõ ràng đang tiếp tay cho nạn chăn dắt.

>> Anh Minh Mẫn 

Anh Minh Mẫn cho rằng trong lòng mỗi người đều có lòng trắc ẩn và không thể nào biết chính xác một người nào đó là ăn xin thật sự vì nghèo khổ hay là nạn nhân của bọn chăn dắt. Vì thế, quyết định cuối cùng vẫn là từ sự trắc ẩn của bản thân.

>> Anh Minh Mẫn 

“Không thể bắt người dân bớt đi lòng trắc ẩn, giải pháp của vấn đề này không phải là việc cân đo lại lòng tin hay sự nhân ái”, anh Mẫn nói thêm.

>> Anh Minh Mẫn 

Khi lòng trắc ẩn phải cân đo

Xung quanh vấn đề cho hay không và nên báo cho ai, chúng tôi có cuộc trao đổi với Th.S Xã hội học Phạm Thị Thúy và TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn.

Th.S Thúy cho rằng “nên để lòng trắc ẩn cho đất sống”.

>> Phạm Thị Thúy 

TS Huỳnh Văn Sơn bày tỏ quan điểm lòng nhân không có giới hạn.

>> TS. Huỳnh Văn Sơn 

Chuyện gì đang xảy ra với chúng ta khi lòng nhân ái, sự trắc ẩn đang bị lợi dụng đến mức phải cân nhắc, đắn đo? Th.S Xã hội học Phạm Thị Thúy và TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng:

>> Phạm Thị Thúy 

>> TS. Huỳnh Văn Sơn 

Vậy giải pháp của vấn đề này là gì?

>> Phạm Thị Thúy 

>> TS Huỳnh Văn Sơn 

Không biết gọi số nào để báo

Trong những bình luận, phản hồi của bạn đọc về vấn đề này trên TTO, không ít người đã đề xuất nên tạo việc làm cho người ăn xin, cho họ một “cần câu cơm” thật sự để thoát nghèo đói.

Bạn Long Xuyên viết: “Nếu muốn giúp người nghèo thì nên cho một "con cá" để họ sống tạm. Sau đó cho họ "cần câu", đồng thời dạy họ biết cách câu để họ tự nuôi mình”.

Bạn đọc Tiến nêu cụ thể giải pháp là nên xây các trung tâm bảo trợ xã hội tại mỗi địa phương để làm nơi trú ngụ cho người ăn xin chưa đủ tuổi trưởng thành, còn người ăn xin đã trưởng thành cần được đào tạo việc làm phù hợp.

Các trung tâm này phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cửa hàng... để giúp người ăn xin sau khi được dạy nghề thì có công việc ổn định để kiếm sống. Hiện nay các địa phương cũng có nhưng hoạt động chưa tốt. Quan trọng là cách quản lý tiền tạo được uy tín thì người dân sẽ sẵn lòng đóng góp giúp đỡ người ăn xin.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương hoặc tốt nhất là có một đường dây nóng để khi người dân thấy người ăn xin thì báo về để cử người đến hỗ trợ. Như tôi thấy hoài một bà cụ mắt mở hết lên bị một thanh niên kéo đi hết ngã tư đến dốc cầu để ăn xin mà không biết gọi số nào để báo.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên