26/12/2003 06:05 GMT+7

Một người sáng nuôi 5 người tối

HUỲNH VĂN MỸ
HUỲNH VĂN MỸ

TT - Đó là cách mà bà con ở thôn Tân Lộc (Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam) quen gọi anh Bảy Bôn - tên thường gọi của anh Nguyễn Duy Hùng - từ bao năm nay, bởi một mình anh cứ cặm cụi làm lụng kiếm hạt gạo, chút mắm nuôi vợ và bốn đứa con mù...

VcxvJbSW.jpgPhóng to
Anh Bảy Bôn sàng gạo lo bữa cơm cho cả nhà
TT - Đó là cách mà bà con ở thôn Tân Lộc (Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam) quen gọi anh Bảy Bôn - tên thường gọi của anh Nguyễn Duy Hùng - từ bao năm nay, bởi một mình anh cứ cặm cụi làm lụng kiếm hạt gạo, chút mắm nuôi vợ và bốn đứa con mù...

Vật vã chuyện áo cơm

Không nỡ ngồi nhìn người cha còm cõi của mình phải đầu tắt mặt tối với công việc để kiếm cái ăn cái mặc cho cả nhà, tất cả thành viên dưới mái nhà khốn khó này ai cũng cố làm lụng theo cách của mình để “đùm túm nhau qua ngày” như bà con ở đây thường nói.

Gió mùa đông bắc thổi phần phật, lại mưa lất phất, vậy mà khi tôi tìm đến lúc gần 11 giờ “cô bé” Nguyễn Thị Nga cùng đứa em trai vẫn đang ngâm mình dưới nước nơi đoạn sông trước nhà để cào những con hến li ti. “Hến nhỏ, chỉ bán để người ta mua cho vịt ăn nên giá rẻ lắm, mỗi bao chỉ được vài ngàn thôi...” - Nga nói, ngước đôi mắt mù lòa nhìn lên, hai môi thâm tím vì lạnh.

Trong ngôi nhà u buồn kề lưng nổng cát trắng, trong tiếng vi vu buồn bã của rừng dương vọng đến, người mẹ mù lòa đang sờ soạng nơi chái bếp nấu bữa cơm trưa. Đôi tay gầy guộc của bà khó nhọc nhấc lên khỏi chiếc bếp kiềng nồi cám heo đầy để bắc lên đó nồi cơm nhỏ. Không hỏi, nhưng nhìn lượng gạo trong nồi tôi biết bữa cơm trưa được bà nấu chỉ hơn hai phần ký gạo. Còn thức ăn chỉ chừng nửa lạng mỡ heo kho lềnh bềnh với nước nêm mắm.

Phải đến gần trưa tôi mới gặp được con người trụ cột của mái nhà hẩm hút nhất nơi làng quê khó nghèo kề sông sát nổng này: anh Bảy Bôn cũng gầy guộc và ốm nhom như vợ và con. Không có việc làm cho nghề thợ hồ trong những ngày mưa gió, vài hôm nay anh lo dọn ruộng nhà cho xong để còn làm thuê cho người.

Vừa bỏ cây cuốc ở bên hiên, anh vội vào lấy ra mủng gạo mới được xay xát để sàng nhặt những hạt thóc còn lại. “Tui phải làm việc này hơn mười mấy năm nay. Rồi còn phải phụ với mẹ nó trong chuyện cơm nước nữa. Thì giờ không lúc nào thấy đủ. Giá đứa con gái đầu không bị như mẹ nó...” - anh Bảy Bôn nói, mắt vẫn đăm vào mớ gạo đang sàng...

Bóng tối nối dài

Tự xem mình như là người mở đầu cho nỗi đau trùm bủa mái nhà nhỏ bé, khốn khổ của mình, chị Mai Thị Lộc đã chảy dầm nước mắt khi kể lại với tôi bệnh trạng của mình và các con. Năm 1977 khi sinh đứa con đầu, chị cảm thấy thị lực của mình có phần sút giảm. Nhưng cứ nghĩ do khổ cực, ăn uống thiếu thốn nên mắt bị suy yếu.

Rồi để mong có được cơm áo khá hơn nơi quê nghèo, theo gót nhiều người trong làng vợ chồng chị dắt nhau đi kinh tế mới ở Đắc Lắc. Nhưng tay trắng đến vùng đất hoang không dễ xoay xở khi vợ chồng chị phải tay dắt tay bồng đến hai con dại. Chỉ một năm sau (1980), vợ chồng chị lại dắt con về quê cũ. Khó khổ bên túp lều nơi động cát, đôi mắt chị yếu dần, rồi chỉ vài năm sau chị thấy trước mắt như có dải sương mù che chắn...

Bscc953J.jpgPhóng to
Bốn chị em Nga, Lan, Thành, Thật bên mớ hến cào được sau gần một buổi ngâm mình dưới nước
Rồi từ “dải sương mù” đó, đám mây đen nghiệt ngã bắt đầu kéo đến giăng bủa lên mái nhà vợ chồng chị. Bé Nga đang học lớp 3 bỗng thấy mắt mình bị lờ mờ, khó nhọc nhận ra con chữ ở khoảng cách bình thường, rồi cũng suy nhanh như đôi mắt mẹ. Nghỉ học ở lớp 3, chỉ năm ba năm sau đôi mắt cô bé đã ngày một khép dần lại trước ánh sáng để rồi ở tuổi trăng tròn bà con trong làng đã phải ứa nước mắt thầm gọi Nga là “con bé mù”.

“Khổ nghèo, có chút con gái đầu, chưa kịp mừng khi thấy nó đến lớp... Chưa hết khổ sầu lại đến đứa con trai lớn” - anh Bảy Bôn kể lại nỗi niềm. Cũng hệt như chị, cuối năm lớp 3 Lan phải nghỉ học vì mắt kém, bóng đen ngày càng dày đặc hơn trước đôi mắt bệnh hoạn trong nỗi khát thèm và khổ đau khôn cùng khi cậu bé bước vào tuổi đôi mươi.

Và đúng là khổ đau chồng lên khổ đau, hết cu Thành lại đến cu Thật, hai đứa con sau cùng của vợ chồng anh cùng bước vào cửa ngõ đen tối của cuộc đời hệt như anh chị chúng. “Con chữ bắt đầu nhập nhòa trước mắt hai đứa nó khi chúng lên lớp 4” - anh Bảy Bôn buồn bã nói...

Trong vòng tay xóm làng

Phó trưởng thôn Tân Lộc Phan Thanh Hết nói về tình cảnh anh Bảy Bôn: “Chạy đủ cái ăn cho cả nhà cũng là khó ở cái đất ni rồi, năm mô nhà ảnh cũng thiếu ăn chừng ba tháng, lấy mô ra tiền mà chạy chữa cho chừng ấy con người...”. Làng nghèo, bà con nghèo, dù có thương cũng chỉ giúp nhà anh lúc giáp hạt hay khó ngặt là cố lắm rồi, làm sao cưu mang được nhiều hơn.

Anh Hết kể chỉ đến hồi đầu tháng 10-2003 khi địa phương có đượ

Bệnh lý ghi: chị Lộc: hai mắt viêm MRD, thoái hóa giác mạc dạng dải băng. Các con:

1. Nga: hai mắt viêm MRD, thoái hóa giác mạc dạng dải băng, mắt trái đục lệch thủy tinh thể.

2. Lan: hai mắt rung giật nhãn cầu, đục thủy tinh thể, mắt trái đục lệch thủy tinh thể.

3. Thành: sẹo giác mạc dính nhãn cầu.

4. Thật: hai mắt viêm giác mạc, rung giật nhãn cầu. Và cũng như bệnh viện khác, các bác sĩ ở đây đã lắc đầu nói: “Phải có nhiều tiền mới có thể chữa trị được chứ những sổ bảo hiểm y tế này thì không làm được gì...”.

c chế độ cấp sổ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, chính quyền dành cho gia đình anh Bảy Bôn những quyển sổ này. Mừng rỡ, anh đã đưa bốn đứa con đến Bệnh viện Tam Kỳ khám chữa. Nhưng với những quyển sổ BHYT, các bác sĩ ở đây chỉ khám qua loa với định bệnh rất vắn tắt cho cả bốn trường hợp và cho tất cả một ít thuốc bổ và thuốc nhỏ mắt xoàng xĩnh là xong.

Được bà con làng xóm khuyên bảo và giúp một ít tiền, với mong muốn biết được đích xác tình trạng bệnh tật của con để dù có chữa được hay không cũng thỏa được bụng phần nào, vẫn với những quyển sổ BHYT vừa nói, cách đây gần mươi hôm anh Bảy Bôn nhờ bà con đưa vợ và bốn con lên thị xã để anh đón xe đưa ra Bệnh viện mắt Đà Nẵng... Nhưng rồi cũng như lần trước, anh dỗ hai đứa con đầu bớt khóc, nhưng anh không dỗ nổi chính nước mắt mình cứ trào ra. Anh nhét mấy cuốn sổ BHYT vào bao rồi lặng lẽ dắt vợ con ra cổng, ăn mỗi người một ổ bánh rồi đón xe quay về...

Anh Hết kể khi anh Bảy Bôn đưa vợ con đi khám ở Đà Nẵng về, bà con trong làng đã đến không thiếu một nhà nào để hỏi xem bác sĩ nói có chữa được không. “Có chữa được anh Bảy Bôn cũng khó xoay xở ra tiền nhưng rứa mà bà con mình cũng muốn biết. Bao năm rồi cứ vật vã mãi với áo cơm, cả nhà ảnh cứ vùi trong bóng tối” - bà con nói.

Bao nhiêu năm rồi anh Bảy Bôn dường như không nhớ. Và bây giờ anh và cả nhà lại tiếp tục quần quật với áo cơm, phía trước vẫn còn tối om om như có đám mây đen bao phủ. “Dải sương mù” vẫn còn che chắn trước đôi mắt của năm phận đời, năm phận đời gắn chặt vào phận đời anh.

HUỲNH VĂN MỸ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên