06/09/2003 09:04 GMT+7

Hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa

LÊ ĐỨC DỤC 
LÊ ĐỨC DỤC 

TT (Quảng Trị) - Đã hai lần trúng tuyển vào ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhưng cậu học trò Nguyễn Thanh Lập vẫn không thể bước chân vào cổng trường vì gia cảnh nghèo khó đến cùng cực. Năm nay với số điểm trúng tuyển 24 điểm, nhưng đường vào đại học của Lập dường như vẫn còn xa xôi lắm...

3J9q5z2k.jpgPhóng to

Nguyễn Thanh Lập

TT (Quảng Trị) - Đã hai lần trúng tuyển vào ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhưng cậu học trò Nguyễn Thanh Lập vẫn không thể bước chân vào cổng trường vì gia cảnh nghèo khó đến cùng cực. Năm nay với số điểm trúng tuyển 24 điểm, nhưng đường vào đại học của Lập dường như vẫn còn xa xôi lắm...

Tôi vẫn ân hận là mình biết câu chuyện của Lập quá muộn, bởi nếu không những ngày này có thể Lập đã đàng hoàng là sinh viên năm 2. Đấy là câu chuyện của một học trò nghèo hai lần đậu cao vào những trường đại học danh tiếng mà vẫn không thể bước chân vào cổng trường.

Nguyễn Thanh Lập (sinh năm 1983) vừa trúng tuyển vào khoa công nghệ thông tin ĐH Bách khoa (ĐHBK - ĐH Quốc gia TP.HCM) với 24 điểm, nghĩa là trong số hàng chục vạn thí sinh của kỳ thi ĐH vừa rồi Lập nằm vào top trên (24-30 điểm). Chàng học sinh giỏi ấy năm ngoái sau khi tốt nghiệp THPT cũng đã thi và trúng tuyển vào khoa xây dựng ĐHBK TP.HCM, nhưng rồi ngày tựu trường Lập đã ngậm ngùi cầm lấy cái bay theo một nhóm thợ nề... kiếm cơm. Và rồi năm học này có lẽ cũng sẽ như thế...

Tôi tìm về nhà Lập, ngôi nhà nhỏ tạm bợ nép trên mảnh ruộng bên đường từ thị xã Quảng Trị về Cửa Việt, thuộc xóm Rào, xã Triệu Thành (Triệu Phong). Không biết nói thế nào về gia cảnh này, mẹ Lập, bà Lan, nay đã hơn 60 tuổi, bao nhiêu năm nay nuôi bảy đứa con nhờ vào gánh hàng rau củ bán ở chợ thị xã. Chồng bà, ông Nguyễn Soái - một người thợ đóng giày hiền lành - đã chết trong một tai nạn thương tâm hơn 10 năm trước.

Y0NP7pdY.jpgPhóng to
Mẹ Lập - bà Lan bán rau từ chợ về
Những người thợ xây khi đập bỏ bức tường cạnh cái quán đóng giày nhỏ của ông đã bất cẩn để tường sập đè ông Soái chết. Khi ấy Lập là con út chưa tròn mười tuổi, anh chị chưa ai trưởng thành, nghèo trở thành nỗi ám ảnh. May cho bà Lan, tất cả con cái đều học giỏi, nhưng rồi cũng chẳng đứa nào theo học đến nơi đến chốn. Mãi sau này khi các đứa con lớn lấy vợ lấy chồng, gánh rau của bà dồn sức cho hai đứa con trai cuối.

Nguyễn Thanh Tân, anh trai kế của Lập, năm 2000 đậu ĐH Hàng hải (khoa kinh tế hàng hải), gia đình anh em bà con hàng xóm góp sức cho Tân vào học nhưng rồi chỉ ráng nổi một học kỳ cũng đành chào thua. Tân xin bảo lưu kết quả và xin trường về nhà đi làm để nuôi Lập bấy giờ đang học chuyên toán tại Trường Quốc học Huế. Sang năm 2001, Tân không vào lại khoa kinh tế của ĐH Hàng hải mà thi vào ĐHBK TP.HCM và quyết tâm theo học. Mấy năm nay Tân tự mình kiếm sống bằng nghề gia sư để tiếp tục việc học.

Đến lượt cậu út Nguyễn Thanh Lập, được ít tiền bà con hàng xóm cho, Lập cũng lên đường đi thi nhưng biết chắc dù có đậu cũng khó mà nhập học bởi gia cảnh của mình. Năm ngoái Lập đậu khoa xây dựng ĐHBK TP.HCM (để thử sức thôi, nhưng thật ra cũng chẳng cần thử vì dân chuyên toán Trường Quốc học Huế thì chuyện vào ĐH không phải là điều gì quá cam go).

Về nhà Lập, tôi bắt gặp rất nhiều giấy khen, phần lớn là giải thưởng các kỳ thi học sinh giỏi, trong đó có giấy khen giải nhì kỳ thi toán cấp tỉnh lớp 12 của Thừa Thiên - Huế. Ngay từ năm cấp II, Lập cũng rinh gần hết các giải tại các kỳ thi toán, giải nhì học sinh giỏi toán toàn tỉnh Quảng Trị, rồi được tuyển vào Trường Quốc học Huế. Một năm rồi Lập đi làm đủ nghề để mong kiếm đủ tiền cho kỳ thi năm học này, nhưng số tiền dành dụm ấy chỉ đủ cho Lập vào TP.HCM dự thi.

Cầm giấy báo trúng tuyển Lập nằm thừ người, mẹ nhìn Lập ứa nước mắt, thương thằng cu út thắt lòng, anh trai từ ĐHBK viết thư ra bảo có gì cứ vào anh em tìm cách nuôi nhau, biết thế nhưng Lập cũng hiểu sẽ quá gian nan cho mẹ. Con đường vào ĐH của Lập không lẽ lại gian khó đến thế?

Và rồi một phương án được đưa ra: vận động bà con bạn bè cho Lập một số tiền đủ vào trường, học vài tháng của học kỳ I rồi... xin bảo lưu kết quả, về nhà đi phụ nề... dành dụm tiền để sau này vào học lại. Cả nhà lẫn bà con quanh xóm góp hết tất tần tật mới mua được một cái vé tàu ngồi cứng cho thằng út vào Sài Gòn, vào đó rồi anh em sẽ tính!

Tôi vào Triệu Thành tìm Lập thì cậu vừa ra ga Đông Hà để vào cho kịp ngày 9-9 này trường tập trung. Con đường của chàng tân sinh viên khoa công nghệ thông tin ĐHBK TP.HCM chỉ được “qui hoạch” học hết học kỳ I, sau đó xin nghỉ về nhà làm lụng rồi chờ ngày đủ tiền vào học như anh Tân của mình ba năm trước...

Tôi cũng lên gian hàng rau nghèo khó với mấy củ đậu, cà rốt, hành ngò... của bà Lan ở chợ. Mười mấy năm góa chồng và nuôi một đàn con bảy đứa đã khiến bà gầy khô, nhưng thật mênh mông tấm lòng của người mẹ ấy.

Bà từ chợ trở về, trong cơn mưa xiên hạt, trên khóe mắt bà không biết nước mưa hay nước mắt khóc thương thằng út lên tàu vào Sài Gòn mà không biết đường học của con mình sẽ ra sao còn ngân ngấn. Bà bảo: “Cái nhà tui ở đây là làm tạm trên đất ruộng của xã, không giấy tờ bìa hồng bìa đỏ chi cả, xã đòi giải tỏa mấy lần, giá ba thằng Lập đừng chết sớm rứa và nếu là đất của nhà tui thì tui đã cầm sổ hoặc bán cho thằng Lập nó đi học chú ơi!”. Và bà lại khóc.

Tôi nhìn quanh nhà, vật sang trọng nhất trong nhà là cái giường gỗ mới mà chị Vân, người con gái của bà Lan lấy chồng tận Nghệ An về thăm nhà, vừa mua cho mẹ nằm cách đây mấy hôm. Hóa ra bây giờ cả mấy mẹ con bà vẫn khổ đúng nghĩa là không tấc đất cắm dùi... Nhưng với những đứa con thông minh, bà vẫn còn bao nhiêu hi vọng ở tương lai, chỉ có điều giờ đây tương lai của Lập đang hết sức chông chênh...

LÊ ĐỨC DỤC 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Nguy\u1ec5n Thanh L\u1eadp v\u1eabn kh\u00f4ng th\u1ec3 b\u01b0\u1edbc ch\u00e2n v\u00e0o c\u1ed5ng tr\u01b0\u1eddng v\u00ec gia c\u1ea3nh ngh\u00e8o kh\u00f3 \u0111\u1ebfn c\u00f9ng c\u1ef1c. N\u0103m nay v\u1edbi s\u1ed1 \u0111i\u1ec3m tr\u00fang tuy\u1ec3n 24 \u0111i\u1ec3m, nh\u01b0ng \u0111\u01b0\u1eddng v\u00e0o \u0111\u1ea1i h\u1ecdc c\u1ee7a L\u1eadp d\u01b0\u1eddng nh\u01b0 v\u1eabn c\u00f2n xa x\u00f4i l\u1eafm..." />