Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP.HCM) - Ảnh: T.LỤA |
Qua tài liệu thể hiện ngày 30-6-2006, Công ty Trường An và Công ty Long Biên ký bản “hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư xây dựng” dự án sân golf và các công trình phụ trợ tại sân bay Tân Sơn Nhất (thực chất là phía Long Biên bỏ tiền, còn Trường An là bên đại diện cho quyền lợi của Bộ Quốc phòng).
Các bên cũng đặt ra tình huống trong trường hợp khu đất bị Nhà nước thu hồi, phía Trường An sẽ “không phải bồi hoàn cho Long Biên tất cả phần kiến trúc, trang bị và diện tích của khu đất bị thu hồi”.
Về việc “bồi thường do thu hồi đất” hai bên sẽ cùng kiến nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ xem xét, giải quyết.
Qua tài liệu thể hiện ngày 30-6-2006, Công ty Trường An và Công ty Long Biên ký bản “hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư xây dựng” dự án sân golf và các công trình phụ trợ tại sân bay Tân Sơn Nhất (thực chất là phía Long Biên bỏ tiền, còn Trường An là bên đại diện cho quyền lợi của Bộ Quốc phòng).
Điều quan trọng hơn, cả hai bên cùng nhận thức rõ là dự án hợp tác của họ có khả năng bị gián đoạn, bị thu hồi đất nên đã có hướng giải quyết với nhau. Những thỏa thuận này, theo tôi, là phù hợp với quy định của pháp luật, cần ghi nhận.
Nếu do nhu cầu cấp bách trong việc cần phải mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi toàn bộ đất thuộc sân golf Tân Sơn Nhất vì lý do “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” theo quy định tại điều 62 Luật đất đai.
Trong trường hợp này, xét về trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư, theo tôi, cần xem xét trong hai mối quan hệ. Xét về mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ đầu tư, tôi cho rằng Nhà nước hoàn toàn không có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ đầu tư.
Xét về mối quan hệ giữa các bên trong liên doanh đầu tư, đây là vấn đề mà hai bên có thể thỏa thuận với nhau và pháp luật có quy định. Nếu không tự giải quyết được thì có quyền đưa đến tòa án để giải quyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận