23/10/2008 05:02 GMT+7

Muốn lái xe, phải qua 83 "ải" tiêu chuẩn!

V.C.M.
V.C.M.

TT - Bảng tiêu chuẩn của Bộ Y tế (được ban hành kèm theo quyết định số 33 ngày 30-9-2008) quy định hết sức chi tiết các tiêu chí về thể lực, chức năng sinh lý, bệnh lý mà khi có một trong các tiêu chí này người dân sẽ bị coi là “không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.

YkAh2tok.jpgPhóng to
TT - Bảng tiêu chuẩn của Bộ Y tế (được ban hành kèm theo quyết định số 33 ngày 30-9-2008) quy định hết sức chi tiết các tiêu chí về thể lực, chức năng sinh lý, bệnh lý mà khi có một trong các tiêu chí này người dân sẽ bị coi là “không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.

Toàn văn Quyết định, “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới” và Biểu mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe của Bộ Y tế.Mọi người đều có quyền bình đẳng"Ngực lép" không được lái xe trên 50 cc!Sự phân biệt đối xử vô tình!Người dưới 40kg và dưới 1,45m không được cấp bằng lái: Chỉ áp dụng cho trường hợp cấp mớiQuyền đi lạiChiều cao, cân nặng không đủ yêu cầu: không được đi xe máyThấp bé, nhẹ cân, ngực lép... bỗng dưng muốn khóc!

Riêng phần thể lực, tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho rằng những người thấp bé, nhẹ cân (chưa cao đủ 1,45m, nặng chưa tới 40kg) hoặc ngực lép (vòng ngực trung bình dưới 72cm) không đủ điều kiện lái xe gắn máy từ 50-175cm3. Tiêu chuẩn này còn quy định cả lực bóp tay thuận/không thuận, lực kéo thân của một người phải đạt một khối lượng nhất định mới được phép lái xe. Ngoài sáu tiêu chí về thể lực, Bộ Y tế còn liệt kê thêm 77 tiêu chí khác về các chức năng sinh lý, bệnh tật rất chi li mà người nào có một trong các tiêu chí đó không được phép lái xe.

Điều đáng ngạc nhiên là trong số các tiêu chí về bệnh tật được liệt kê, có nhiều loại bệnh liên quan hệ tiêu hóa rất khó chẩn đoán, phát hiện như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, loét dạ dày, sa trực tràng, trĩ, viêm gan mãn tính, to gan, teo gan... người có bệnh cũng không được lái xe.

Người có thị lực nhìn xa từng mắt (không/có điều chỉnh bằng kính) dưới 6/10 cũng bị coi là không đủ điều kiện lái xe hai bánh. Trong thực tế nhiều người do tật bẩm sinh hoặc tai nạn bị cụt mất một hoặc vài ngón tay vẫn có thể sinh hoạt, cầm nắm bình thường nhưng theo tiêu chuẩn nói trên, người bị cụt hai ngón tay (ở bất kỳ tay phải hoặc trái) đều không được lái bất cứ loại xe nào, dù là xe gắn máy.

Người cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân cũng không được phép điều khiển bất cứ phương tiện giao thông nào. Người có chiều dài hai chân hoặc hai tay không bằng nhau: chênh nhau 2,5cm không được lái ôtô, xe ba bánh..., nếu chênh nhau 5cm không được phép đi xe gắn máy.

Bên cạnh việc liệt kê hàng loạt các tiêu chí trên, Bộ Y tế cũng ban hành kèm theo biểu mẫu giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông với nội dung khám rất phức tạp. Người khám sức khỏe sẽ phải trả lời về tiền sử bệnh tật của người thân (có mắc bệnh hen, lao, động kinh, tim mạch... hay không) và của bản thân mình (đánh dấu vào ô tương ứng với 32 loại bệnh tật), nếu có mắc bệnh nào phải mô tả thật chi tiết.

Về phần khám sức khỏe của bác sĩ, ngoài việc kiểm tra cân nặng, chiều cao, lực kéo thân, lực bóp tay, biểu mẫu này còn liệt kê 15 loại chuyên khoa cần khám tiếp như: hô hấp, tiêu hóa, da liễu, tai mũi họng, răng hàm mặt và cả... sản phụ khoa! Ngoài ra, biểu mẫu khám sức khỏe cũng yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, glucose), nước tiểu, X-quang tim phổi, điện tâm đồ...

Luật sư Lê Đình Phạt (Đoàn luật sư TP.HCM):

Quy định không hợp lý sẽ phải hủy bỏ

Qua một số tiêu chí về thể lực, sinh lý, bệnh tật trong quyết định của Bộ Y tế có thể thấy bảng tiêu chuẩn này đã quy định những điều kiện về thể trạng, sức khỏe quá khắt khe đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà không biết căn cứ vào cơ sở, công trình nghiên cứu nào để đánh giá.

Có thể nói, với các điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, sẽ có một số lượng lớn người không đủ tiêu chí về thể lực, mắc một số loại bệnh sẽ bị hạn chế tham gia giao thông bằng các loại phương tiện giao thông đường bộ. Trong khi đó, quyền tự do đi lại là một trong những quyền của công dân đã được hiến pháp công nhận.

Theo tôi, tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành mang tính duy ý chí của cơ quan y tế mà không xuất phát từ thực tế cuộc sống, điều kiện sinh hoạt, thể trạng và tình hình sức khỏe của người dân. Có thể mục đích của việc ban hành những tiêu chí khắt khe về thể trạng, sức khỏe này nhằm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân của người dân, nhưng dù thế nào cũng phải hợp pháp và hợp lý.

Trước đây, ngành công an đã từng hạn chế đăng ký xe gắn máy bằng biện pháp không cho người dân sở hữu quá một chiếc xe, nhưng quy định này khi kiểm chứng đã thấy bất hợp lý và phải bãi bỏ.

Ông Trương Hải Tú (phó giám đốc Trung tâm đào tạo vàthực nghiệm cơ giới, Trường cao đẳng Giao thông vận tải 3):

Rất nhiều tiêu chí sức khỏe bất hợp lý!

Tôi nghĩ Bộ Y tế đã đưa ra rất nhiều tiêu chí sức khỏe bất hợp lý. Chẳng hạn quy định mắt phải đạt từ 6/10, nghĩa là người có mắt bị cận hoặc viễn từ 3 độ trở lên không được lái xe là vô lý. Với những tiến bộ khoa học hiện nay đã giúp người bị cận hoặc viễn đeo kính hoặc đặt kính sát tròng để quan sát với thị lực gần như người bình thường.

Còn với quy định người bị viêm loét đại tràng (bệnh thuộc về hệ tiêu hóa) hoặc người bị vỡ xương hàm (ảnh hưởng đến sức nhai và thẩm mỹ) mà không cho lái xe là vô cùng… ngớ ngẩn! Bởi các loại bệnh trên không ảnh hưởng gì đến các thao tác lái xe.

......................

(Phản hồi bài:“Chiều cao, cân nặng không đủ yêu cầu: không được đi xe máy”, Tuổi Trẻ ngày 14-10-2008)

Ở các nước châu Âu, Úc, Canada, Mỹ, người khuyết tật còn có quyền lái xe và nhà nước có những quy định, chính sách cụ thể để giúp họ lái xe an toàn.

Quy định này được ban hành giống như hiện tượng “từ trên trời rơi xuống”, vì nó không hề được bàn thảo rộng rãi trong cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại chọn ngưỡng chiều cao 1,45m hay cân nặng 40kg?

Trước những chất vấn của công chúng, một quan chức thuộc Bộ Y tế khẳng định rằng quy định trên “có cơ sở khoa học”. Nhưng ông lại không cho biết “cơ sở khoa học” đó là gì, được công bố ở đâu và đã có ai phản biện chưa.

Trong nhiều nghiên cứu công phu ở New Zealand, Mỹ, các nhà khoa học đã ghi nhận số lần tai nạn giao thông và phân tích nguy cơ tai nạn với tỉ trọng cơ thể (BMI). Các kết quả cho thấy những người có BMI cao (dư cân, béo phì) hoặc thấp, nguy cơ tai nạn giao thông có vẻ cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra tỉ lệ tử vong ở nữ chỉ bằng phân nửa tỉ lệ tử vong ở nam. Nghiên cứu ở Thái Lan (một nước có nhiều đặc điểm giao thông giống ta nhất) cũng cho thấy nam giới có xác suất gây tai nạn giao thông cao gấp hai lần so với nữ giới.

Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe:

Nếu không phù hợp, Bộ Y tế sẽ sửa đổi

Hà Nội - Thông tin từ Bộ Y tế ngày 22-10 cho hay tháng mười một bộ sẽ tổ chức hai lớp tập huấn tại Hà Nội và TP.HCM để hướng dẫn các bệnh viện, Hiệp hội Vận tải VN... về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới. Khi văn bản đi vào thực thi, Bộ Y tế sẽ sửa đổi, bổ sung sớm nếu thấy quy định không phù hợp thực tế.

Về vấn đề “ngực lép” không được cấp bằng lái xe, đại diện Bộ Y tế cho rằng đây là một phần của các chỉ số thể lực tổng thể gồm chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, lực kéo thân, vòng ngực, dựa trên hằng số sinh học người VN (nhóm tuổi 20-24, vòng ngực trung bình của nam là 79cm, nữ là 76cm). Tuy nhiên, trong trường hợp không khả thi khi quyết định được triển khai, Bộ Y tế sẽ có sự sửa đổi cho phù hợp

Từ các nghiên cứu trên đây có thể suy ra không có ngưỡng BMI nào để gọi là “an toàn” cho tai nạn giao thông, bởi ở bất cứ chiều cao nào, trọng lượng nào, tai nạn giao thông đều có thể xảy ra. Ngoài ra một xu hướng nhất quán: nữ giới ít gây tai nạn giao thông hơn nam giới. Điều này không ngạc nhiên vì nữ giới thường lái xe cẩn thận hơn, kiên nhẫn hơn và bình tĩnh hơn nam giới.

Nghiên cứu ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới cũng chỉ ra rằng lái xe trong tình trạng say xỉn mới là nguyên nhân số một gây tai nạn giao thông. Theo thống kê ở Mỹ và Úc, rượu bia là thủ phạm của 40% các vụ tai nạn giao thông. Các nguyên nhân quan trọng khác là lái quá nhanh, bất cẩn, thiếu kinh nghiệm, ảnh hưởng của thuốc, xe cũ và thiếu an toàn. Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy chiều cao thấp hay trọng lượng nhẹ là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

Một câu hỏi cần được đặt ra: bao nhiêu người VN sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định này? Để trả lời câu hỏi này, tôi sử dụng số liệu nghiên cứu lâm sàng dịch tễ học của tôi và đồng nghiệp thực hiện ở VN. Theo đó, tôi ước tính số người VN trên 16 tuổi sẽ không được cấp giấy phép lái xe gắn máy là 1% nam và 19,5% nữ. Nếu căn cứ vào thống kê dân số năm 2007, nước ta có khoảng 24,5 triệu nam và 25,9 triệu nữ 16-65 tuổi. Như vậy là khoảng 270.000 nam và 5 triệu nữ sẽ không được phép lái xe gắn máy. Số nữ không được phép lái xe cao gấp gần 20 lần nam giới!

Những phân tích trên đây cho thấy rõ ràng quy định của Bộ Y tế gây thiệt thòi cho nữ giới - đối tượng có nguy cơ gây tai nạn giao thông thấp. Quả là một sự bất công và kỳ thị giới tính!

Thiết nghĩ với bất cứ chính sách y tế công cộng nào có ảnh hưởng đến số đông người dân, Nhà nước cần phải cân nhắc cẩn thận dựa trên những bằng chứng khoa học đáng tin cậy.

Cần nói thêm, ở các nước phương Tây, trước khi quy định thắt dây an toàn trở thành một đạo luật, người ta đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học và dịch tễ học cho thấy khi tai nạn ôtô xảy ra, người đi xe không thắt dây an toàn có nguy cơ tử vong cao gấp 15 lần so với người có thắt dây an toàn. Ngoài ra, các chuyên gia nhiều ngành khác nhau đã phân tích lợi và hại của luật này trên quan điểm y tế công cộng, chính trị học, xã hội học và tâm lý học. Nhưng rất tiếc ở ta, một quy định quan trọng như thế chưa được thảo luận đến nơi đến chốn mà Bộ Y tế đã vội vã ban hành.

Những người có chiều cao thấp, trọng lượng thấp thường do bệnh tật, di truyền hay thiếu dinh dưỡng trong thời kinh tế khó khăn trước đây. Lẽ ra họ là đối tượng cần được giúp đỡ để đi lại, nhưng quy định của Bộ Y tế lại vô hình trung gây thêm khó khăn cho họ! Và nữ là nhóm cần được biểu dương nhưng họ lại là nhóm chịu nhiều thiệt thòi! Nguyên tắc y đức số 1 của ngành y là “không làm hại người”, nhưng quy định mới của Bộ Y tế có thể gây bất tiện, kể cả tác hại, đến số lớn người dân.

V.C.M.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên