09/12/2006 20:04 GMT+7

"Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm về tình trạng thất thoát, lãng phí"

KHIẾT HƯNG thực hiện
KHIẾT HƯNG thực hiện

TTCT - * Thưa ông, việc Tổng hội Xây dựng VN công bố các công trình xây dựng TTLP được dư luận rất hoan nghênh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đáng lẽ việc đó phải do Bộ Xây dựng đứng ra làm và làm thường xuyên như một chức trách được Chính phủ và nhân dân giao phó. Ông nghĩ sao về điều này?

8zMdN6T9.jpgPhóng to
Nhà máy nước Chi Nê (Hòa Bình) xây dựng xong phải đóng cửa vì không có đường ống kéo nước vào nhà dân
TTCT - * Thưa ông, việc Tổng hội Xây dựng VN công bố các công trình xây dựng TTLP được dư luận rất hoan nghênh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đáng lẽ việc đó phải do Bộ Xây dựng đứng ra làm và làm thường xuyên như một chức trách được Chính phủ và nhân dân giao phó. Ông nghĩ sao về điều này?

Những địa chỉ đen “Không thể để thất thoát lên tới 15%”

- Đúng là Bộ Xây dựng phải làm việc đó. Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về xây dựng thì hằng năm phải xem xét các công trình xây dựng được thực hiện thế nào, TTLP ở đâu. Việc kiểm tra đó cũng nhằm xem các bộ, ngành, địa phương có thực hiện đúng những văn bản đã ban hành không. Bộ Xây dựng phải đứng ra chủ trì cùng với sự tham gia của các bộ, ngành khác. Do đó, để xảy ra tình trạng TTLP như hiện nay thì Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm.

Tình trạng TTLP trong xây dựng không phải bây giờ chúng ta mới nói mà đã nói gần 20 năm nay. Bộ Xây dựng không nên chờ đến lúc Tổng hội Xây dựng VN thống kê, không nên chờ đến khi Thủ tướng chỉ đạo mà hằng năm phải tiến hành thanh tra, kiểm tra thì việc quản lý xây dựng trong cả nước mới tốt. Nhân dân đòi hỏi Bộ Xây dựng, với góc độ là một bộ chuyên ngành về xây dựng, phải có trách nhiệm tìm ra những công trình TTLP và chính Bộ Xây dựng phải là đơn vị đầu tiên công bố các công trình sai phạm chứ không phải để báo chí nói ra rồi Tổng hội Xây dựng VN thống kê lại.

* Nếu là bộ trưởng Bộ Xây dựng thì ông sẽ suy nghĩ gì khi Tổng hội Xây dựng VN công bố danh sách các công trình sai phạm?

- Tất nhiên tôi phải động lòng vì đó là lĩnh vực mình quản lý cơ mà! Thủ tướng đã giao cho mình trông coi việc này mà bây giờ có anh ở ngoài nói TTLP nhiều lắm thì mình phải xem trách nhiệm quản lý nhà nước của mình từ trước đến nay như thế nào chứ.

* Thực tế tình trạng TTLP diễn ra từ lâu chứng tỏ không có ai “động lòng”?

- Tôi nghĩ nếu những người có trách nhiệm mà thấy tình trạng TTLP như vậy thì sẽ phải vào cuộc tìm xem nguyên nhân TTLP ở đâu, tại sao, xử lý ra sao. Khi nói đến TTLP trong xây dựng, người ta nghĩ ngay rằng đó là do tiêu cực, do gian lận..., kiểm tra ở đâu cũng có và không thể chối cãi được. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm làm được rất ít nên tình trạng đó kéo dài. Đó là vì họ chưa tạo được sự hợp lực của tất cả các bộ, ngành; chưa có sự gắn bó, chưa coi đấy là mất mát lớn dù tiền đó là mồ hôi nước mắt của dân, của nước.

Muốn giảm được tình trạng TTLP thì phải nghiên cứu kỹ chủ trương đầu tư vào từng dự án. Phải có các tổ chức tư vấn tốt, đủ bản lĩnh chứ không chỉ là đầu tư hình thức theo mong muốn của một cấp, một cá nhân nào đó. Hiện nay các đơn vị tư vấn thiết kế chưa được đặt đúng vị trí, điều kiện làm việc chưa tốt và còn phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư. Phải có cơ chế để họ được làm việc khách quan, dám chịu trách nhiệm thì mới giải quyết được vấn đề.

Thất thoát trong đầu tư vẫn tràn lan

Nếu được sử dụng hiệu quả, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều hơn nữa. Đây là đánh giá của các nhà kinh tế trong hội thảo về hiệu quả đầu tư từ vốn nhà nước tổ chức sáng 4-12.

Theo giáo sư David Dapice (Đại học Harvard), nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư tài chính công của Việt Nam thấp là do việc quản lý chi tiêu ngân sách có vấn đề.

"Tỉ lệ thất thoát, lãng phí vốn đầu tư hằng năm của Việt Nam phải lên tới hàng tỉ USD", giáo sư Dapice ước tính.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh cũng khẳng định tình trạng thất thoát, lãng phí vốn diễn ra hầu như trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.

Nếu chỉ lấy con số thất thoát, lãng phí là 15% với dao động 3% như đề tài đánh giá tỉ lệ lãng phí, thất thoát do Tổng hội Xây dựng Việt Nam báo cáo, thì con số lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng/năm.

Song, nhiều ý kiến khác vẫn cho rằng con số thực tế còn cao hơn nữa.

Chính phủ thừa nhận hiện tại vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng nên chưa thể khẳng định chính xác con số thất thoát mà dư luận lâu nay đề cập.

KHIẾT HƯNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên