22/10/2006 13:45 GMT+7

Rắc rối như lương công chức

NGỌC VINH - QUANG THIỆN - KIM SƠN - KIM LIÊN - HỮU NGHỊ - Y.T. thực hiện
NGỌC VINH - QUANG THIỆN - KIM SƠN - KIM LIÊN - HỮU NGHỊ - Y.T. thực hiện

TTCT - Bức xúc lớn nhất của chính sách tiền lương hiện nay là sự rắc rối và thiếu khoa học trong cơ chế xây dựng và quản lý nó. Và mỗi lần điều chỉnh là mỗi lần chắp vá.

* Muôn đường... lương lậu* Tay trái “nuôi” tay phải* Thu nhập... ngoài luồng* Trả lương theo vị trí? công việc?* Cải cách lương trong cải cách hành chính<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

62Trt39p.jpgPhóng to
TTCT - Bức xúc lớn nhất của chính sách tiền lương hiện nay là sự rắc rối và thiếu khoa học trong cơ chế xây dựng và quản lý nó. Và mỗi lần điều chỉnh là mỗi lần chắp vá.

Về khoa học, tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người làm công ăn lương được hưởng. Nó là “lưới an toàn” giúp người lao động được bảo vệ khi người trả lương muốn trả cho anh ta mức lương càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu (MLTT) phải được xây dựng trên các yếu tố đo lường về trình độ sản xuất, năng suất lao động, các lợi thế cạnh tranh... sao cho người lao động thật sự được bảo đảm mức sống và sự “bảo hiểm” đó không làm ảnh hưởng đến các chức năng khác của lương.

Nhưng theo các chuyên gia, MLTT từ trước đến nay ở VN đặt ra quá thấp, không đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động và nó lại chi phối quá lớn, quá cứng nhắc trên toàn bộ các khu vực nhận lương. Bộ LĐ-TB&XH thống kê: MLTT ban hành năm 1993 chỉ đảm bảo 70% nhu cầu thực tế, năm 1997 chỉ đạt 50%, năm 1999 đạt 58%, năm 2001 đạt 68% và năm 2003 chỉ đạt 72,5%. Mặc dù thời gian qua đã có một số điều chỉnh MLTT nhưng sự điều chỉnh này là quá chậm so với mức tăng giá cả tiêu dùng, càng khiến đời sống những người hưởng lương khó khăn thêm...

Hậu quả là nó hạn chế hiệu quả lao động. Riêng khu vực các cơ sở kinh tế nhà nước khó có khả năng bố trí lao động hợp lý, chia cắt thị trường lao động (trong và ngoài quốc doanh) và thiếu minh bạch trong hạch toán kinh doanh khiến thất thu ngân sách, giảm sức mua dân cư... MLTT lại được áp dụng chung cho các khu vực nên đã gây rối loạn hệ thống tổ chức tiền lương, không phát huy được chức năng “lưới an toàn” của nó mà còn gây khó khăn cho công tác điều chỉnh tiền lương và tình trạng chảy máu chất xám.

Chỉ số quan trọng nhất trong phương pháp tính lương hiện hành là hệ số lương. Cách tính hệ số dựa trên hai nhóm yếu tố là độ phức tạp lao động và điều kiện lao động khiến phải ra đời tới mấy trăm thang, bảng lương. Việc chuyển xếp lương và điều động CBCC, cải cách thủ tục hành chính bị cản trở bởi hàng trăm thang bảng lương này. Cách xếp lương theo ngạch với mô hình chung là: sơ cấp, trung cấp, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp (và tương đương) bị xem là một công thức máy móc, cứng nhắc.

Nhiều ngành đã không đủ ngạch để xây dựng tiêu chuẩn theo lương. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh, quan điểm ấn định thu nhập cho người lao động còn tác hại hơn nhiều. Theo cách tính này thì tuy “bội thực” thang, bảng lương nhưng thật ra vẫn không bao quát được hết các ngành nghề. Nhất là nền kinh tế thị trường, sản phẩm, kết cấu ngành nghề không ngừng mới. Thang, bảng lương cứng nhắc và bình quân nhưng công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc lại luôn thay đổi khiến chính sách tiền lương càng xa rời thực tiễn.

Khoảng cách giữa các bậc của thang lương được thiết kế với nhiều bất hợp lý. Cụ thể là từ bậc 1, 2, 3 có khoảng cách 10-12% nhưng các bậc 4, 5, 6 thì lại lũy tiến 20% trở lên. Cá biệt có bậc liền nhau nhưng mức lương hơn kém tới 60%.

Quan điểm bình quân được thể hiện rõ nhất trong tương quan lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ quá thấp so với lương công nhân (kỹ sư đào tạo năm năm có hệ số 1,78 nhưng công nhân đào tạo 18 tháng thường xếp bậc 3 với hệ số lương là 1,62).

Với viên chức quản lý gồm ba chức danh giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng được gắn với năm hạng DN tùy theo độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế thì độ phức tạp và hiệu quả của DN luôn biến động và có rất nhiều hạng... Đối với các chức danh quản lý, cán bộ cấp cao, mức lương không cao hơn mặt bằng xã hội là mấy và cũng không tương xứng với trách nhiệm, khối lượng công việc phải gánh vác.

Thế nhưng, chính sách tiền lương lại đẻ ra các chế độ bao cấp bằng hiện vật khác như: phụ cấp trách nhiệm, xe công, điện thoại, nhà công vụ... dành cho tầng lớp này. Chính sách này không được luật hóa và nhập nhèm khiến người được hưởng và người không được hưởng đều thấy không công bằng nhưng Nhà nước vẫn tốn kém rất lớn.

Mức tăng lương bình quân 5% cho mỗi bậc (2-3 năm/bậc) là quá thấp. Và trên thực tế, gần như mọi trường hợp cứ tăng lương theo định kỳ chứ chưa căn cứ vào năng lực và kỷ luật làm việc. Có những bậc lương đề ra chỉ để cho “đẹp” chứ không ai có thể đạt được. Ví dụ bậc lương thứ 16 đối với công nhân thì phải mất 30 năm “thuận buồm xuôi gió” mới có thể đạt.

Về phần ưu đãi ngành nghề cũng không được xã hội đồng tình, nhất là khi nghỉ hưu thì ưu đãi vẫn hiệu lực. Dẫn đến lương hưu của sĩ quan gấp hai lần lương hưu của CBCC... Tóm lại, chính sách tiền lương không chỉ không khuyến khích người lao động mà còn trói buộc khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước; cản trở công tác cải cách hành chính, gây xuống cấp đạo đức công chức.

kYSt953w.jpgPhóng to

Theo Bộ LĐ-TB&XH, chế độ tiền lương VN chia làm hai dạng: thang lương và bảng lương. Thang lương áp dụng với công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất. Bảng lương áp dụng với các nghề công nhân không xác định được tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và tất cả các viên chức (Đảng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và viên chức trong doanh nghiệp). Nhà nước ban hành một mức lương tối thiểu áp dụng chung cho các khu vực (trừ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Mức này được tính toán trên một số yếu tố khoa học với mục đích chính là đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. CBCC (gọi tắt tất cả các viên chức) được hưởng lương theo mức lương tối thiểu (MLTT) nhân với một hệ số nhất định.

Hệ số này được tính theo hai chỉ số là độ phức tạp lao động và điều kiện lao động. Các chỉ số trên hình thành từ những chỉ số phụ, cụ thể như trình độ đào tạo, thời gian để thạo việc, độ nhạy bén... hay trách nhiệm với kết quả công việc, với tính mạng con người, với đối nội đối ngoại... Lực lượng vũ trang được xác định lương theo cấp hàm.

Các hệ số lại chia theo bốn khu vực: Cán bộ do dân cử, bầu cử có 10 hệ số mức lương; thấp nhất là 4,3 và cao nhất là 13 (tổng bí thư và chủ tịch nước). Viên chức hành chính sự nghiệp có 56 hệ số từ 1,48 đến 9,33. Viên chức thừa hành phục vụ (quản lý doanh nghiệp) có 32 hệ số từ 1 đến 3,11. Công nhân doanh nghiệp có 66 hệ số lương từ 1 đến 5,22.

MLTT nhân với hệ số sẽ ra một con số lương nhất định. Con số này là mức lương bậc 1. Mỗi CBCC sẽ có một thời gian làm việc khác nhau nên họ lại được hưởng theo bậc lương tăng dần gọi là bậc lương thâm niên. Có bao nhiêu bậc và bao nhiêu năm thì tăng một bậc lại là câu chuyện của từng ngành. Mỗi ngành chia làm nhiều ngạch công chức (ngạch là bảng tiêu chuẩn về chức vụ và cấp chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành đó). Ngạch cao nhất có 16 bậc lương và thấp nhất có bảy bậc.

Thời gian nâng bậc là hai năm với ngạch có độ phức tạp thấp và 3-4 năm với ngạch có độ phức tạp cao. Cán bộ lãnh đạo được hưởng thêm phụ cấp chức vụ. Toàn bộ hệ thống bảng lương công chức có 21 ngành chia ra 196 ngạch lương tương ứng với 196 ngạch công chức. Ngoài ra còn có một bảng lương riêng dành cho chuyên gia cao cấp, chia làm ba bậc để áp dụng với những tài năng chính trị, kinh tế, hành chính, KHKT, giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật. Trong khu vực sản xuất kinh doanh thì chia ra hai dạng: công nhân và viên chức doanh nghiệp. Họ được chia lương theo 21 thang lương và 24 bảng lương. Có bảng lương dành riêng cho các nghệ nhân.

S0uLHFaI.jpgPhóng to
NGỌC VINH - QUANG THIỆN - KIM SƠN - KIM LIÊN - HỮU NGHỊ - Y.T. thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên