29/05/2017 14:00 GMT+7

Tập đoàn TH nhập gần 1.300 con bò sữa cao sản từ Mỹ

T.D.V
T.D.V

Việc Tập đoàn TH nhập gần 1.300 con bò sữa cao sản từ Mỹ được các chuyên gia đánh giá là một quyết định táo bạo có tính toán của bà Thái Hương, giúp TH đạt được 2 mục tiêu: tăng số lượng, chất lượng đàn bò và tăng nhanh sản lượng sữa.

Quyết định táo bạo, có tính toán

Trong lễ đón gần 1.300 con bò Mỹ đã đậu thai về trang trại TH tháng 4-2017, ông Tal Cohen, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phầm sữa TH đã xúc động nói:

“Hôm nay chúng tôi đã nhập khẩu đàn bò HF quy mô lớn nhất từ Mỹ và đây là một bước tiến mới trong nỗ lực của chúng tôi để nâng cao sản lượng, chất lượng sữa của TH, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Theo tính toán của chuyên gia ngành bò sữa, ông Hoàng Kim Giao- Chủ tịch Hiệp hội Gia súc lớn (Hội Chăn nuôi VN), sau 16 năm Việt Nam mới có đợt nhập bò sữa quy mô lớn từ Mỹ, do Tập đoàn TH thực hiện. Trước đó, trong lần nhập bò từ Mỹ năm 2001, Việt Nam chỉ dám nhập quy mô nhỏ với số lượng 199 con bò HF. 

Những cô bò sữa cao sản Mỹ đầu tiên được Tập đoàn TH nhập khẩu về Việt Nam

Và sau lần nhập ấy, Bộ NNPTNT đưa ra khuyến cáo: “Để đảm bảo thắng lợi, tránh rủi ro và tổn thương trong chăn nuôi bò sữa, Bộ yêu cầu các địa phương chưa có tập quán và kinh nghiệm nuôi bò sữa, lần đầu chỉ nên nhập số lượng ít, khoảng 100-200 con. Sau khi nuôi thử, thấy phù hợp và có kết quả tốt mới quyết định nhập tiếp về nuôi".

Nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ các lần nhập nhỏ lẻ bò sữa từ Mỹ, các chuyên gia của TH đã chọn lọc đàn bò cẩn thận từ ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa và khả năng chống đỡ bệnh tật ở vùng nhiệt đới.

Tuy nhiên, khi TH thông tin nhập khẩu với số lượng bò sữa cao sản lên tới gần 1.300 con vẫn khiến các chuyên gia ngỡ ngàng. Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đánh giá đây là một “quyết định táo bạo, có tính toán”. 

Táo bạo là bởi chỉ cần đàn bò bị tổn thương do thời tiết, khi hậu vùng nhiệt đới thì TH sẽ thiệt hại rất lớn. Nhưng có tính toán là bởi suốt 7 năm qua, TH đã có tới 17 lần nhập khẩu bò sữa từ New Zealand… và đang sở hữu chiếc chìa khóa vàng ‘công nghệ cao’ giúp khắc chế sự khắc nghiệt của thời tiết gây tổn thương đến đàn bò.

Và cũng vì vậy mà ông Hoàng Nghĩa Hiếu có một niềm tin chắc chắn rằng TH sẽ thành công với đợt nhập khẩu bò này. 

Mở cánh cửa tự chủ

Trước đó, ngày 10-3-2017, Tập đoàn TH công bố áp dụng thành công kỹ thuật cấy chuyển phôi phân ly giới tính, cho ra đời gần 500 con bê cái mang đặc tính di truyền của bố mẹ bò sữa cao sản có sản lượng vượt trội 12.000- 13.000 lít/con/chu kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Tal Cohen, nếu nhân giống theo kỹ thuật nói trên thì sẽ mất thời gian lâu hơn, mất công sức hơn. Vì thế, có được đàn bò sữa nhập khẩu, trang trại TH sẽ nhanh chóng chọn lọc, nhân thuần để có một đàn bò sữa năng suất cao, chất lượng tốt giúp công tác chọn lọc nhân giống bò sữa của trang trại TH nhanh đạt được mục tiêu.

Đàn bò sữa ở Trang trại TH

Trong gần chục năm qua, bên cạnh việc nhập khẩu, TH cũng nỗ lực tự phát triển đàn bò và làm chủ công nghệ hàng đầu thế giới.

Tư duy vượt trội đã khiến bà Thái Hương thành công trong việc tìm những người giỏi nhất để giúp mình trong ngành sữa. Có một yếu tố khác cũng quan trọng không kém nhưng ít được nhắc tới: đó là tư duy học hỏi để tự chủ.

Những công nhân nông nghiệp của TH đã tiếp nhận chuyển giao, học nghề từ nông dân Israel. Nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản tại Việt Nam và Mỹ, đã làm chủ được công nghệ cấy truyền phôi sử dụng phôi phân ly giới tính… 

Việt Nam không phải là đất nước có truyền thống chăn nuôi bò sữa. Bởi vậy TH nhập khẩu về những đàn bò tuyển chọn nguồn gen tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới như Israel, New Zealand hay Mỹ.

Song với việc làm chủ công nghệ  cấy chuyển phôi phân ly giới tính, sẽ đến lúc TH tự chủ được việc phát triển đàn bò của mình như cách mà Tập đoàn tự chủ nguồn nguyên liệu sữa trong những năm qua.

Đợt nhập khẩu bò cao sản từ Mỹ lần này của Tập đoàn TH cũng được đánh giá là một nước cờ khôn ngoan của bà Thái Hương giúp TH ‘đi tắt đón đầu’, đồng thời đạt được cả 2 mục tiêu: tăng sản lượng, chất lượng sữa và phát triển số lượng đàn bò.
T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên