10/08/2015 00:10 GMT+7

​Cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Lao động Việt Nam sẽ có cơ hội sang làm việc và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại Thái Lan.

Bộ Lao động Thái Lan và Bộ LĐTB&XH vừa ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa hai nước.

Nội dung của Bản ghi nhớ về hợp tác lao động gồm 9 điều, quy định những lĩnh vực hợp tác cụ thể trong lao động, phương thức và nguyên tắc hợp tác. 

Về nguyên tắc hợp tác, hai bên sẽ nỗ lực để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường hiệu quả trong quá trình gửi và tiếp nhận lao động từ một quốc gia có ý định làm việc hợp pháp tại quốc gia còn lại.

Trong khi đó, Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động là khung pháp lý để lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan cũng như lao động Thái Lan sang làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật hai nước.

Thỏa thuận này có 15 điều, quy định về các nội dung: các cơ quan có thẩm quyền của hai Chính phủ; quyền và trách nhiệm của người lao động; quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động; quy trình phái cử và tiếp nhận lao động; hợp đồng lao động; định hướng và đào tạo; visa, giấy phép lao động và các dịch vụ y tế; giải quyết tranh chấp...

hinh-6-1439190339.jpg

Thái Lan hiện đang thiếu hụt lao động có chuyên môn và tay nghề, lao động phổ thông ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xây dựng, lao động kỹ thuật cao. Do nguồn cung lao động trong nước không đáp ứng được trong một số ngành nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn.

Theo ước tính của các cơ quan chức năng của Thái Lan thì số lượng người Việt Nam hiện đang làm việc tại Thái Lan là hàng chục nghìn người. Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại, tìm việc làm bất hợp pháp, chủ yếu làm các công việc phổ thông như phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình… Do sang Thái Lan làm việc trái phép nên điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, dễ gặp rủi ro.

Vì vậy, việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc hợp pháp tại Thái Lan. Đây là khung pháp lý cho hoạt động phái cử lao động Việt Nam sang làm việc hợp pháp tại Thái Lan và cũng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: lao động Thái Lan