17/01/2014 00:08 GMT+7

Giúp bé yêu chống lại Rotavirus càng sớm càng tốt

congtien_canbiet
congtien_canbiet

TDV - Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại các buổi tư vấn nằm trong chiến dịch “Cuộc đua nhân loại chống lại Rotavirus” do Hội Y Tế Công cộng TPHCM, VPĐD GlaxoSmithKline kết hợp với các trung tâm Y tế thực hiện tại 12 quận huyện tại TPHCM từ tháng 10-2013 đến tháng 12-2013.

Ở Việt Nam, mùa phát triển của Rotavirus diễn ra quanh năm. Các bé nhỏ dưới 2 tuổi hay cầm nắm, nhấm mút tay chân, đồ vật nên là đối tượng rất dễ bị nhiễm virus này. Khi bị lây nhiễm sau 24 - 48 tiếng, bé sẽ xuất hiện những triệu chứng: sốt cao, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, việc cần làm ngay lập tức là cho trẻ uống bù nước (sữa mẹ, nước sôi để nguội, dung dịch ORS…). Cho bé ăn trở lại sau khi bù nước được 4 giờ. Không được uống thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Nếu sau khi xử trí vẫn không thấy các triệu chứng thuyên giảm, cần cho bé đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời vì nếu để lâu sẽ gây mất nước, mất cân bằng điện giải, cô đặc máu, trụy mạch dẫn đến tử vong.

AtFRoycB.jpg

Theo nhận định của các bác sĩ và chuyên gia y tế tại buổi tư vấn, tiêu chảy do nhiễm Rotavirus rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Các thống kê gần đây cũng cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 114 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm Rotavirus, trong đó có khoảng 453.000 trường hợp tử vong.

lOj0JHXi.jpg

Chị Đoàn Thị Bích Ngọc (phường 12, quận 4) chia sẻ: “Hồi đó mình chưa được biết về Rotavirus nên không cho bé nhà mình đi phòng ngừa. Khi bé được 7 tháng thì bị nhiễm tiêu chảy cấp do Rotavirus, lúc đó mình mới biết căn bệnh này nguy hiểm thế nào nhưng cũng may là bé nhà mình được đưa đi bệnh viện điều trị kịp thời. Sau này nếu có em bé, mình sẽ lưu ý để bé được phòng ngừa Rotavirus sớm hơn.”

Các chuyên gia khuyên, phụ huynh cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức để có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ con em mình trước nguy hiểm của Rotavirus ngay từ những năm tháng đầu đời.

Bác sĩ CKII Nguyễn Trung Hòa (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp) cho biết: “Bệnh tiêu chảy cấp cho Rotavirus xảy ra hầu hết ở trẻ em, lần nhiễm bệnh đầu tiên là nặng nhất, trẻ càng nhỏ thì triệu chứng càng nặng nên rất nguy hiểm. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn về vắc-xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở lần khám chủng ngừa đầu tiên tại bệnh viện Sản Nhi hoặc tại các trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện. Nên cho trẻ uống loại vắc-xin này khi trẻ được 6-8 tuần tuổi, nên kết thúc uống ngừa trước 6 tháng tuổi để trẻ có thể đối đầu với giai đoạn nguy cơ nhiễm bệnh cao từ 6 tháng- 2 tuổi.”

RUHjqRke.jpg

Còn chị Trần Thị Linh (phường 27, quận Bình Thạnh) tâm sự: “Mình đang mang bầu bé đầu tiên được 7 tháng rồi mà trước đó mình chưa biết gì về Rotavirus cả. Rất may là mình kịp thời được tham dự buổi tư vấn này, những kiến thức được cung cấp hôm nay thật có ích cho mình. Khi bé ra đời, mình chắc chắn sẽ cho bé chủng ngừa Rotavirus sớm theo lời khuyên của các bác sĩ.”

Chương trình cũng đã khép lại trong niềm hân hoan, ủng hộ của hàng ngàn phụ huynh sau một chặng đường dài qua 12 quận huyện tại TPHCM. Truy cập vào trang web www.raceagainstrotavirus.gsk.com.vn để tìm hiểu rõ hơn về tác hại của Rotavirus.

Nguồn: Tập đoàn Dược phẩm GSK

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên