09/08/2013 06:37 GMT+7

Có pháp luật vẫn chưa đủ

LÊ MINH TIẾN
LÊ MINH TIẾN

TT - Sau phân tích “Vì luật chưa là chỗ dựa” của Nguyễn Ngọc Điện (Tuổi Trẻ ngày 8-8), đã có thêm ý kiến bàn về câu chuyện vì sao có nhiều hành động bạo lực dẫn đến chết người chỉ từ những va chạm nhỏ. Dưới đây là một trong những ý kiến đó.

Lý giải cho hiện tượng tội phạm nói chung và hành vi bạo lực giữa người với người nói riêng trong xã hội, nhiều người thường quy về việc thiếu ý thức pháp luật, thiếu tinh thần “thượng tôn pháp luật” nơi các cá nhân trong xã hội. Điều đó đúng, nhưng không phải là phần căn bản.

Để giữ gìn trật tự xã hội thì chắc chắn một mình định chế pháp luật không thể nào đảm đương nổi. Chính vì vậy, mặc dù Nhà nước thường đưa ra những hình phạt rất nặng cho những hành vi vi phạm pháp luật với mục tiêu răn đe, thế nhưng trong thực tế khả năng răn đe của những hình phạt nặng dường như không có mấy tác dụng. Mặt khác, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi nào vi phạm những quy định của pháp luật mà thôi, chứ không điều chỉnh mọi hành vi, ứng xử của con người trong đời sống xã hội. Do đó người ta thường nói rằng pháp luật chỉ là tối thiểu chứ không phải là cái rộng lớn, bao quát hết mọi hành vi, ứng xử của con người. Vậy cái gì mới là căn bản, là bao quát? Không có gì khác hơn đó là hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Thật vậy, trong sự vận hành của xã hội, cái thiết chế đầu tiên và căn bản nhất phải là nền đạo đức xã hội, tức là hệ thống những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực mà dựa vào đó người ta thực hiện bằng niềm tin cá nhân, bằng truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Do vậy, khi hành động, trước tiên con người phải suy nghĩ xem nó có trái với luân thường, trái với đạo đức làm người hay không chứ không phải là có trái với pháp luật hay không. Cũng vậy khi một xã hội mà ở đó các giá trị, chuẩn mực của nền đạo đức được mọi người đề cao thì trật tự xã hội sẽ được đảm bảo. Ngược lại trong một xã hội mà ở đó nền đạo đức bị xói mòn, hành động theo lương tâm, theo đạo đức làm người không được cổ vũ mà trái lại còn bị cười chê thì dù pháp luật có chi tiết đến mấy, xã hội cũng khó mà yên bình.

Nhìn lại hiện tình xã hội của chúng ta có thể nhận thấy rằng việc giáo dục đạo đức, giáo dục cách làm người từ gia đình, nhà trường và cả xã hội nói chung hình như không được xem trọng trong một thời gian dài. Những gì đã và đang xảy ra trong ứng xử, hành động của các cá nhân trong xã hội là một minh chứng khá rõ ràng. Do đó, để có một xã hội trật tự, ứng xử giữa người với người mang tính nhân văn thì cần phải củng cố nền đạo đức xã hội chứ không phải là đặt ra nhiều điều luật hơn, bởi có ý thức về đạo đức làm người sẽ dẫn tới ý thức về pháp luật.

LÊ MINH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    V\u00ec lu\u1eadt ch\u01b0a l\u00e0 ch\u1ed7 d\u1ef1a\u201d c\u1ee7a Nguy\u1ec5n Ng\u1ecdc \u0110i\u1ec7n (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 8-8), \u0111\u00e3 c\u00f3 th\u00eam \u00fd ki\u1ebfn b\u00e0n v\u1ec1 c\u00e2u chuy\u1ec7n v\u00ec sao c\u00f3 nhi\u1ec1u h\u00e0nh \u0111\u1ed9ng b\u1ea1o l\u1ef1c d\u1eabn \u0111\u1ebfn ch\u1ebft ng\u01b0\u1eddi ch\u1ec9 t\u1eeb nh\u1eefng va ch\u1ea1m nh\u1ecf. D\u01b0\u1edbi \u0111\u00e2y l\u00e0 m\u1ed9t trong nh\u1eefng \u00fd ki\u1ebfn \u0111\u00f3." />