22/01/2024 10:53 GMT+7

Sự thật phù sa

Bà nội chị mất lúc chú N. mới 3 tuổi - đó là con số chính xác khi biên tập hồi ký của chú chị mới rõ, trước đó chị chỉ biết chú N. mồ côi rất sớm.

Chính sự thật “không cùng máu” đã khiến tình yêu của các con thêm sâu sắc… - Ảnh minh họa: AI

Chính sự thật “không cùng máu” đã khiến tình yêu của các con thêm sâu sắc… - Ảnh minh họa: AI

1. Call me by your son

Nhà nội chị ở miền Tây, vườn sau có khu mộ nhỏ của gia tộc mà mỗi khi về quê chị lại ra thắp nhang, lưu lại trong óc vài tên tuổi...

Với chị, sách chú N. hay bởi nó chân thật, sống động về đứa trẻ mồ côi tình cảm, thông minh, nên danh và lận đận.

Đầu cuốn sách - trong đoạn ngắn lý lịch trăm chữ - chú viết ông nội chú là em ruột của một Đức Ông lừng lẫy khu vực, cha của Đức Ông có tên N.N.Đ..

Đọc thấy tên Đ. chị bỗng nhớ bia đá khắc tên N.V.Đ. trong khu mộ gia đình, chỉ khác nhau chữ lót.

Mọi việc rối tinh khi chồng chị có anh bạn T. là con rơi của Đức Ông, được cha đưa sang Pháp sống cùng các con chính thức nhưng không mang họ, không có tên trong gia phả. Biết lai lịch của bạn, anh xã chị vội mang sách tặng.

Vui sướng nhận bà con, bạn anh bắt vợ chồng chị phải gọi anh bằng "bác", hồ hởi đem sách khoe anh cả.

Anh cả - kỹ sư B. giận dữ nói cha ông không dính líu ông cố chị. Rằng cha ông lồng lộng bao dung nên hay gọi tín đồ là anh em chứ chẳng ruột rà gì.

Nghe chị kể lại chú N. buồn rũ bởi mặc cảm thấy sang bắt quàng làm họ. Rằng ký ức của thằng bé mỗi Tết được cha dẫn đi thăm cô bác làm sao chứng minh phả hệ khi tổ tiên không còn ai tại thế!

Chị thì nghĩ mãi về cái tên Đ. ngoài khu mộ gia đình mà theo lớp lang là con cháu ông N.N.Đ.. Cái đầu lãng mạn lâm ly của chị bỗng bâng quơ giả thuyết: anh không cho em được danh phận thì cho tên anh để đặt tên con.

Giả thuyết kia được mơ hồ củng cố qua việc "bác T." nhiều năm gọi cha chung nhưng không có tên trong gia phả. Khi chị viết bài này "bác T." vừa mất. Ông B. vẫn không ưa cuốn sách tự dưng có câu chao đảo tông đường.

Chú N. hoài ái náy. Chị hậu sinh im lặng nhưng mong giả thuyết kia là thật. Mong, bởi nó rất đẹp.

2. Dẫu mình không ruột thịt

Sau Noel vừa rồi con gái kể chị nghe "sự cố" lớn xảy ra khi đại gia đình gặp nhau ở hải ngoại.

Nói đại gia đình vì nhà chị khá đông anh em tuy có hơi chắp nối: ba mẹ chị có mỗi chị, mẹ tái giá có thêm sáu em, thêm hai con trai riêng của dượng nữa là chín.

Mẹ chị, với tâm thức của một sư cô tương lai không muốn bọn trẻ thế hệ ba biết hiện trạng chắp nối. Muốn "yêu thương, đẹp đẽ, nguyên lành".

Chị và bốn em khác không đồng ý quan điểm che giấu đó nên cứ kể con nghe cành nhánh gia cang. Bọn trẻ - giờ đã U30 - lớn lên cứ yêu thương quấn quýt.

Con kể đang ăn, em P. - bà con phía mợ nhưng rất thân nhau từ nhỏ - hào hứng nói trong bàn tiệc hôm nay có em không "cùng máu" nhưng mình vẫn thương nhau.

Con gái chị, vai lớn nhất của đàn em họ vui vẻ nói em A. cũng đâu cùng máu mà mình vẫn thương nhau.

A. hoang mang trố mắt. Con ái ngại, bối rối. Hóa ra A. không biết ba mình không phải con bà nội. Rằng "buổi tiệc đang vui chùn nặng, nhưng rất nhanh A. và con ôm nhau khóc...".

Con băn khoăn bà ngoại sẽ không vui khi biết chuyện này. Chị nói không sao, bởi sự thật giống như phù sa của con sông, những hạt nhỏ cứ trôi theo dòng chảy, những hạt to chìm xuống đáy sâu, bồi đắp con sông thêm màu mỡ.

Sự thật lớn là các con đã ôm nhau, khẳng định lại yêu thương vốn dĩ. Cách nào đó chính sự thật "không cùng máu" đã khiến tình yêu của các con thêm sâu sắc...

Miêu con nghe tiếng đàn bầuMiêu con nghe tiếng đàn bầu

Xưa nay chị không thích mèo vì nghĩ nó không tình cảm, không có đôi mắt phảng phất cảm xúc người như chó; thậm chí sơ sợ. Cho tới một ngày… Trong khoảng dài đó chị luôn bị mèo ám ảnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên