23/03/2010 11:31 GMT+7

Sử dụng xe máy, lò vi sóng, máy nước nóng... đúng cách

TTO (Theo tài liệu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh)
TTO (Theo tài liệu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh)

TTO - Biết cách mua, sử dụng và bảo quản những thiết bị như xe máy, lò vi sóng, máy nước nóng... là góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm... túi tiền của chính gia đình bạn.

Bài 4:

Bài 1: Tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sángBài 2: Cách sử dụng máy điều hòa không khí hợp lýBài 3: Sử dụng tủ lạnh, tivi, quạt máy... đúng cách

Cb6O6jQZ.jpgPhóng to
Thiệp điện tử hưởng ứng Giờ trái đất 2010 của demtrang.vn và Tuổi Trẻ Online. Bạn có thể vào ecard.tuoitre.com.vn để gửi thông điệp này đến mọi người.

Xe máy:

Chọn:

- Không nên mua xe quá cũ. - Nên chọn mua xe số.

- Chọn xe có công suất (dung tích) động cơ vừa phải, nên chọn loại có dung tích xilanh khoảng 90-125cm3.

- Tìm hiểu các đặc tính kỹ thuật xe như: công suất máy, trọng lượng xe, tải trọng cho phép, mức tiêu hao nhiên liệu... trước khi mua.

- Tham khảo những người đã sử dụng về tính năng kỹ thuật của xe, đặc biệt là về mức tiêu hao nhiên liệu thực tế trước khi mua.

Sử dụng:

- Nếu là xe mới nên tuân thủ chế độ chạy “rà“ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Bảo trì bảo dưỡng định kỳ xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chú ý kiểm tra đảm bảo tình trạng áp suất lốp xe đúng quy định, bôi trơn bộ truyền động xích thường xuyên, kiểm tra phanh xe không bị cạ hoặc kẹt.

- Sử dụng loại xăng theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Không chở quá số người quy định.

- Không nên để xe ở chế độ chờ (garanti) từ 30 giây trở lên (ví dụ chờ đèn đỏ, kẹt xe...).

- Nên cho xe chạy ở tốc độ tối ưu tiêu hao nhiên liệu (không nhanh và không chậm quá), khoảng 30-45km/g.

- Hoàn thiện kỹ năng điều khiển xe, ví dụ: chuyển số phù hợp với tải và tốc độ xe, tránh thói quen rà thắng không cần thiết...

Lò vi sóng:

- Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

- Trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu.

- Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi ba như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại nhựa, giấy cứng. Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, tốn điện và cũng gây ra tia điện.

- Để nấu ăn an toàn, chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.

Máy nước nóng:

Máy nước nóng điện trực tiếp:

Chọn:

- Nên mua loại tốt có lắp bộ an toàn điện (ELCB), không nên mua loại cũ đã qua sửa chữa, lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thay cho máy nước nóng dùng điện.

Sử dụng:

- Không sử dụng bơm trợ lực nếu áp lực nước đủ

- Cài đặt nhiệt độ phù hợp (khoảng 360C)

- Điều chỉnh áp lực nước phù hợp, tránh lưu lượng nước sử dụng quá cao.

- Hợp lý hóa sử dụng (số lần tắm), nhằm giảm tối đa thời gian sử dụng máy.

Máy nước nóng điện gián tiếp:

Chọn:

- Nên mua loại tốt có lắp bộ an toàn điện (ELCB), không nên mua loại cũ đã qua sửa chữa.

- Chọn loại máy có dung tích thích hợp, không chọn loại quá lớn (gia đình dưới 10 người chọn loại 30 lít).

- Nên dùng máy trực tiếp, chỉ dùng máy gián tiếp khi có sử dụng bồn tắm và vòi nước nóng lạnh.

- Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thay cho máy nước nóng dùng điện.

Lắp đặt:

- Lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tối thiểu chiều dài ống phân phối nước, bọc bảo ôn ống nếu có thể.

Sử dụng:

- Không cài đặt nhiệt độ nước quá cao (nên dưới 700C)

- Điều chỉnh áp lực nước phù hợp, tránh lưu lượng nước sử dụng quá cao.

- Hợp lý hóa sử dụng (số lần tắm), nhằm giảm tối đa thời gian sử dụng máy.

- Tránh dùng nước nóng khi không cần thiết.

- Tắt CB máy khi không sử dụng trong thời gian dài.

Máy nước nóng năng lượng mặt trời: thay cho máy dùng điện Chọn:

- Nên chọn mua loại tốt (hiệu suất thu nhiệt cao, thất thoát nhiệt thấp, độ tin cậy và độ bền cao); có thể chọn loại có bộ gia nhiệt điện bổ trợ nếu cần thiết (trường hợp này phải có bộ phận an toàn điện).

- Dung tích máy phù hợp với nhu cầu (số lượng người sử dụng).

Lắp đặt:

- Lắp đặt đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả thu nhiệt và độ bền cao nhất cho máy.

- Tối thiểu chiều dài ống phân phối nước, bọc bảo ôn ống nếu có thể.

- Xử lý nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn (đặc biệt là khi nước nhiễm phèn).

Sử dụng:

- Tránh sử dụng nước nóng quá khả năng cung cấp của máy đặc biệt trong những ngày ít nắng nhằm hạn chế điện năng tiêu thụ cho bộ gia nhiệt điện bổ trợ.

- Khi chỉ cần nước lạnh thì gạt hết vòi nước nóng - lạnh sang bên lạnh.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho máy (đặc biệt là đối với máy loại ống chân không) nhằm đảm bảo độ bền cho máy.

Bảo trì bảo dưỡng:

- Định kỳ làm vệ sinh bề mặt thu nhiệt và xả cáu cặn trong máy.

- Yêu cầu sửa chữa ngay các rò rỉ nước nếu phát hiện

Lợi ích sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời so với loại máy dùng điện (bảng)

Tiêu chí so sánh<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Máy nước nóng năng lượng mặt trời loại 180 lít

Máy nước nóng điện

Số người sử dụng

5

5

Tiêu hao điện

Không

2.000 kWh/ năm

Chi phí điện/ năm

Không

2 triệu đồng/ năm (giá 1.000đ/kWh)

Chi phí đầu tư

7.5-8.5 triệu đồng

2-2.5 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn (dựa trên chênh lệch đầu tư)

Không quá 3 năm

-

Tuổi thọ

Hơn 15 năm

Hơn 7 năm

Tái đầu tư

Hơn 15 năm

Hơn 7 năm

Bảo hành

5-7 năm

1-2 năm

Phát thải CO2 vào môi trường/năm

Không

860kg CO2/năm

Ảnh hưởng môi trường

Không

Độ an toàn

Rất cao

Có nguy hiểm điện

TTO (Theo tài liệu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên