Phóng to |
Tầm nhìn là yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp - Ảnh minh họa: Internet |
Tầm nhìn doanh nghiệp là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai trò của tầm nhìn giống như thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một doanh nghiệp vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc chưa hay không cần làm.
Nếu ví doanh nghiệp mới thành lập như một con thuyền mới tiến ra biển lần đầu thì việc đầu tiên cần làm là tập trung đẩy con thuyền ra khỏi bờ tránh bị sóng đánh quay trở lại. Nhưng một khi đã ra khơi thì những thủy thủ, thuyền trưởng trên con thuyền ấy sẽ phải tự hỏi “con thuyền chúng ta sẽ đi đâu và làm thế nào để đi đến đích?”. Nếu không có một tầm nhìn để trả lời câu hỏi ấy, việc ra khơi hay thậm chí là việc tạo ra con thuyền đã trở nên vô nghĩa.
Tầm nhìn - la bàn định hướng
Đối với thuyền trưởng, họ có thể căn cứ vào hải đồ và la bàn, xem xét vị trí những chòm sao hay dựa vào hướng gió để định hướng cho con thuyền cập đúng bến. Còn đối với những người chủ doanh nghiệp, khi bắt đầu khởi nghiệp, họ phải tự hỏi những câu hỏi: Mục tiêu của công ty là gì và công ty sẽ hoạt động như thế nào? Làm thế nào để sản phẩm của mình có giá trị thương mại cũng như được cộng đồng đón nhận? Làm thế nào mà tất cả mọi người cùng chung tay chèo lái con thuyền? Làm thế nào để truyền cảm hứng cho cộng sự? Phân chia chỗ đứng như thế nào phù hợp cho các nhà khởi nghiệp trong tổ chức?
Có vô vàn câu hỏi như vậy của các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên câu trả lời thì chỉ có một: “Đó là người đứng đầu phải có được một tầm nhìn thật sự xa và rộng về sự phát triển”.
Có được tầm nhìn rõ ràng là một kỹ năng mà mọi nhà sáng lập đều phải có để vươn đến thành công. Trong phạm vi hẹp, tầm nhìn chính là la bàn chỉ lối trong những thời khắc khó khăn khi tiến đến đích, như việc lấy ngắn nuôi dài thế nào, chiêu mộ nhân tài cho từng hạng mục công việc ra sao, tiếp cận và thuyết trình sản phẩm cho các nhà đầu tư, làm sao xác định được tiềm năng thật sự trong sản phẩm của mình...
Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
Ở mức vĩ mô hơn, tầm nhìn chính là bản đồ đưa doanh nghiệp tới đích đến thành công như việc xác định trong năm năm tới cần hướng hoạt động của công ty đến lĩnh vực nào, phải đầu tư ra sao, phải chiếm lĩnh mảng thị trường nào, phải dựa vào những nguồn đầu tư nào để thực hiện các chương trình hành động đã đề ra.
Theo ông Lê Thanh Tâm - tổng giám đốc Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG ASEAN: "Tầm nhìn sẽ giúp các doanh nghiệp trẻ xác định được mục tiêu và các cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Tầm nhìn tạo ra sự khác biệt giúp các bạn khởi nghiệp có thể bắt đầu vào đúng thời điểm, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể tiến nhanh và xa. Các nhà khởi nghiệp thành công không bao giờ trì hoãn quá trình thực hiện những yêu cầu và những giá trị mà một tầm nhìn tốt đem lại cho họ và luôn phải làm việc một cách chăm chỉ để hoàn tất khối lượng lớn công việc, mục tiêu đề ra. Một doanh nghiệp không có tầm nhìn sẽ giống như một người đi trong rừng mà không nhận biết phương hướng, đi trên biển lớn mà không có la bàn”.
Từ tháng 1 đến tháng 6-2014, mỗi tháng Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức một chương trình đào tạo đặc biệt trong khuôn khổ sự kiện DEMO ASEAN 2014 dành cho các công ty, các nhóm khởi nghiệp. * Làm thế nào để nhà đầu tư lắng nghe bạn? Ngày 28-3, chương trình đào tạo sẽ được tổ chức với chủ đề "Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp trẻ" tại khách sạn Palace Sài Gòn. Các nhóm khởi nghiệp sẽ có cơ hội được lắng nghe những kiến thức, những kinh nghiệm xây dựng tầm nhìn của các nhà điều hành từng thành công từ mô hình khởi nghiệp; đại diện các quỹ đầu tư lớn có kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển cho các công ty mà họ từng đầu tư. Cụ thể sẽ có các chuyên đề:
|
(Xem tiếp trang 2 - Các giá trị của tầm nhìn với startup)
(theo IDG ASEAN)
Các giá trị của tầm nhìn khi khởi nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, khi định hướng tầm nhìn chiến lược và đề ra chương trình hoạt động của mình, họ phải xác định được lợi ích cũng như giá trị của nhóm đối tượng chính. Một là khách hàng. Hai là nhân viên. Ba là cổ đông hay các nhà đầu tư. Và bốn là cộng đồng.
Ngày nay, trong tất cả tài liệu về điều hành quản trị hay kinh doanh đều nhấn mạnh tới định hướng khách hàng. Khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng nghĩa sẽ có doanh số, lợi nhuận, khi đó công ty mới tồn tại và phát triển được. Tầm nhìn chiến lược hay định hướng của một doanh nghiệp phải hướng về khách hàng trước tiên, phải mang lại giá trị cho họ. Đó là giá trị nền tảng đầu tiên của tầm nhìn.
Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
"Hầu hết doanh nghiệp chỉ tập trung vào những người làm việc trực tiếp với mình mà quên mất những cá nhân khác trong cộng đồng họ thường tiếp xúc. Trong cộng đồng, ngoài khách hàng còn bao gồm cả nhân viên, những người làm việc cùng ngành, đối thủ cạnh tranh và cơ quan truyền thông. Tạo ra giá trị cho mọi người cũng chính là tạo thêm giá trị cho công ty. Từ tầm nhìn và mục tiêu, nhà sáng lập thuyết phục, truyền cảm hứng cho cộng sự và đưa lý do để họ đồng hành trong cuộc hành trình còn nhiều bấp bênh nhưng đòi hỏi sự cống hiến cao" - ông Lê Thanh Tâm, tổng giám đốc Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG ASEAN. |
Mang lại giá trị cho nhân viên trong công ty là giá trị nền tảng thứ hai. Một công ty không biết cách quan tâm, không biết giữ và chăm sóc những thành viên của mình thì làm sao có thể quan tâm thật sự đến các khách hàng của mình. Chăm lo đội ngũ nhân viên không chỉ bằng các chính sách, chế độ lương bổng thỏa đáng mà còn là điều kiện phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, cơ hội tham gia điều hành và cùng sở hữu doanh nghiệp.
Giá trị nền tảng thứ ba của tầm nhìn định hướng chính là các giá trị cho đầu tư. Nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp không phải để làm công tác xã hội. Cái mà họ muốn chính là lợi nhuận mà nó mang lại qua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ có “tiếng” mà không có “miếng” thì doanh nghiệp đó không tồn tại trong mắt nhà đầu tư. Nhà đầu tư đã bỏ tiền bạc, thời gian và kinh nghiệm thì đổi lại các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu, lợi nhuận.
Mang lại giá trị cho cộng đồng, cho xã hội là điều mà các doanh nghiệp không được quên. Gần đây trong một cuộc họp với Trung tâm Nghiên cứu chính sách công của Mỹ (NCPPR), Tim Cook, CEO Tập đoàn Apple, đã nhìn thẳng vào đại diện của NCPPR và nói: “Nếu muốn tôi làm mọi thứ chỉ vì lợi nhuận đầu tư, tốt hơn hết các ông hãy rời khỏi công ty này”.
Không những thế, hằng năm Apple vẫn thường xuyên công bố các báo cáo về môi trường, năng lượng tái tạo và vật liệu được sử dụng trong những dây chuyền sản xuất lớn nhất. Từ ví dụ nhỏ trên ai cũng có thể nhận thấy được nếu chỉ tập trung vào lợi nhuận, cổ phiếu, nhà đầu tư hay các cổ đông của mình mà quên mất sự tồn tại của những người khác trong cộng đồng thì Apple sẽ không thể trở thành một công ty lớn mạnh như ngày nay.
Như vậy, tầm nhìn chiến lược là tấm bản đồ chỉ đường thể hiện đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải đi. Khi đã có tầm nhìn chiến lược, hãy dành thời gian và công sức từ nhà lãnh đạo đến nhân viên để biến mục tiêu của doanh nghiệp thành tiêu chuẩn tuyệt hảo của doanh nghiệp mình.
Startup Việt đã thật sự có được một tầm nhìn?
Hầu hết các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc đều nhận định rằng phần lớn công ty khởi nghiệp Việt Nam đều chưa xây dựng được cho mình một tầm nhìn thật sự tốt. Đầu tiên, các startup tỏ ra yếu sức trong việc xây dựng tầm nhìn cho bản thân sản phẩm của mình.
Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng - trưởng đại diện Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures tại Việt Nam và Thái Lan, nguyên nhân việc các sản phẩm của họ chưa có sức cạnh tranh cao là bởi họ chưa có những nghiên cứu thị trường đủ sâu, đủ rộng.
Ông Trần Công Thành - chủ tịch Quỹ đầu tư mạo hiểm PVNi - cho rằng con số gần 13.000 công ty khởi nghiệp thất bại trong ba quý đầu năm 2013 đã nói lên việc chúng ta có rất nhiều điểm yếu, điểm thiếu khi mở ra một công ty, một dự án khởi nghiệp. Mà quan trọng nhất là chúng ta chưa có một tầm nhìn đủ xa, đủ rộng để khởi nghiệp thành công.
(theo IDG ASEAN)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận