Tăng giá điện: không thuyết phục “Đừng nói giá điện Việt Nam thấp...”Không tăng giá sẽ thiếu điện triền miênLại đề nghị tăng giá điệnĐề xuất tăng giá điện vì ai?
Phóng to |
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn trong giai đoạn lắp đặt, chậm trễ so với thời gian hoàn thành dự kiến hàng chục tháng trời - Ảnh: Minh Quang |
Theo báo cáo của Cục Điều tiết điện lực, hiện VN chưa có thị trường điện cạnh tranh, theo lộ trình sẽ phải có thị trường phát điện cạnh tranh trước khi tiến đến thị trường bán buôn, rồi bán lẻ điện cạnh tranh. Đến nay, Cục Điều tiết điện lực khẳng định đã cơ bản hoàn thành khâu đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh: thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh.
Phải tách nhiều đơn vị ra khỏi EVN
Mục tiêu xây dựng thị trường này, theo Cục Điều tiết điện lực, là đưa cạnh tranh vào hoạt động điện lực, trước mắt là khâu phát điện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng cạnh tranh vào khâu phát điện, theo Cục Điều tiết điện lực, sẽ giúp ổn định giá điện để giảm áp lực tăng giá điện mà không gây thiếu điện.
Ngoài các đơn vị phân phối bán điện trực tiếp, mô hình mới sẽ có 4 đối tượng chủ yếu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, gồm: các nhà máy điện công suất từ 30MW trở lên; đơn vị mua bán điện duy nhất; đơn vị vận hành hệ thống điện; các đơn vị cung cấp dịch vụ cung cấp, quản lý số liệu đo đếm điện; Tổng công ty truyền tải điện quốc gia. |
Như vậy, các nhà máy phát điện có giá cao sẽ phải cố gắng giảm chi phí, giảm giá bán để bán được nhiều điện hơn. Tuy nhiên, theo đề án, riêng các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu sẽ có hợp đồng riêng, không chào giá mà do Trung tâm Điều độ hệ thống điện lập lịch huy động để đảm bảo tối ưu chống lũ, vận hành hiệu quả.
Để khống chế và điều hành giá điện, Bộ Công thương cho biết sẽ đưa ra khung giá với giá trần và giá sàn dựa trên các tính toán chi phí phát điện chi tiết đến từng loại hình nhà máy. Nếu có điều chỉnh giá điện, Bộ Công thương sẽ điều chỉnh mức giá trần, giá sàn dựa trên sự biến động của giá cơ sở.
Sẽ điều chỉnh giá điện theo quý
Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực, giá điện bình quân của VN khoảng 5,3 cent, rất thấp so với khu vực, rất khó thu hút đầu tư vào ngành điện. Hiện VN cũng chỉ có một giá bán lẻ, không phân tích được trong đó giá truyền tải, phân phối là bao nhiêu nên không phân biệt được từng khâu để thu hút đầu tư.
Vì vậy, trong đề án thị trường phát điện cạnh tranh, cơ chế điều hành giá cũng được đề nghị thay đổi. Cơ chế giá điện thời gian tới, Cục Điều tiết điện lực kiến nghị tách giá điện thành 4 khâu: phát, truyền tải, phân phối và điều hành phụ trợ. Hằng năm, các cơ quan hữu quan sẽ xây dựng phương án giá điện cơ sở, đảm bảo tính toán thu hồi vốn cho từng khâu. Đặc biệt, cơ chế thay đổi giá điện không theo năm như hiện nay mà theo từng quý, theo biến động giá thành đầu vào.
Do EVN đang nắm các khâu mua bán điện nên phương án của Cục Điều tiết điện lực đề nghị hằng quý EVN sẽ tính toán biến động giá đầu vào trên cơ sở giá than, dầu, khí… để xem xét có cần điều chỉnh giá quý tới hay không. Ông Phạm Mạnh Thắng cho biết giá điện sẽ được điều chỉnh giống giá xăng dầu. Nếu đầu vào tăng đến một mức nhất định sẽ thay đổi giá bán điện. Nếu biến động không lớn, mức tăng giá sẽ được cộng vào quý sau.
Vẫn khó vì EVN
* Có nhiều ý kiến cho rằng quy định chỉ có một doanh nghiệp đi mua điện là thủ tiêu cạnh tranh, hết độc quyền từ EVN thì lại độc quyền ở khâu mua bán? - Ông Phạm Mạnh Thắng: Tất cả đơn vị phát điện sẽ phải cạnh tranh trong việc bán điện. Với đơn vị duy nhất mua điện, không thể có việc có người muốn bán mà anh không mua. Cái này sẽ có luật, quy định cụ thể chứ không phải anh thích thì mua không thích thì thôi. |
Tuy nhiên, để vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, theo chính các quan chức của Bộ Công thương, vẫn còn một số khó khăn. Điều kiện để có thể áp dụng thị trường phát điện cạnh tranh, theo ông Hào, là công suất có thể huy động của hệ thống phải “dư”, có dự phòng 20-30% để các đơn vị phải cố gắng hạ giá thành trước khả năng không được huy động.
Ông Hào cho biết VN chưa hội đủ nguyên tắc này nhưng vẫn phải kiên quyết làm. Ông Hào phân tích dù VN vẫn thiếu điện do hạn hán, sự cố nhà máy nhưng thực tế tổng công suất nguồn điện của VN đã đạt gần 20.000 MW, trong khi nhu cầu thực tế chỉ cần 17.000 MW, nghĩa là đã dư khoảng 3.000 MW dự phòng. Nên việc áp dụng thị trường phát điện cạnh tranh vẫn khả thi, không phải không làm được.
Theo ông Phạm Mạnh Thắng, dù Chính phủ có giao nhưng Cục Điều tiết điện lực thấy vẫn rất khó làm và khó có thể tạo một thị trường điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả nếu không tách công ty mua bán điện và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN. Theo ông Thắng, nếu một người vừa sản xuất lại vừa mua, vừa có quyền điều độ, mua của ai nhiều, mua ai ít thì sẽ khó cho sự cạnh tranh trên thị trường.
Ông Thắng cho biết trước đây Bộ Công thương đã có kiến nghị tách nhỏ EVN, theo hướng các nhà máy phát điện sẽ được tách ra, lập thành một số tổng công ty phát điện lớn, đồng thời tách công ty mua bán điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện ra khỏi EVN nhưng chưa được chấp nhận. “EVN phản đối kế hoạch này, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được quyết định cuối cùng của Chính phủ. Nhưng nếu cứ để như hiện nay thì thị trường phát điện sẽ gặp khó” - ông Thắng nói.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực: Chỉ EVN được đề xuất tăng giá điện Ý kiến đề xuất tăng giá điện của Hiệp hội năng lượng chỉ là một ý kiến và ai cũng có thể đề xuất. Nhưng theo quy định, chỉ có một cơ quan có trách nhiệm đề xuất là EVN. Hiệp hội chỉ đại diện cho lợi ích của các thành viên trong hiệp hội, chứ không đại diện cho lợi ích của các thành phần khác. Hiệp hội nói không tăng giá thì chất lượng điện không cao, sẽ thiếu điện, cái đó cũng chỉ đúng một phần. Giá điện không thể tăng quá cao để đảm bảo đủ đầu tư mà chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp đủ tài chính hoạt động cho tốt, dễ đi vay vốn đầu tư. Nhu cầu vốn xây dựng nhà máy điện như hiện nay thì nếu tăng thì bao nhiêu cũng không đủ. Do đó, vấn đề phải xây dựng giá sao cho phù hợp, làm hài lòng cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận