20/07/2023 11:28 GMT+7

Sau ly hôn, vợ đến dẫn con đi lúc tôi vắng nhà, làm sao để đòi con?

Trong lúc tôi vắng nhà, vợ tôi đã dẫn con đi mất, không liên lạc được nữa, làm thế nào để đòi con?

Sau ly hôn, vợ đến dẫn con đi lúc tôi vắng nhà, làm sao để đòi con? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Sau ly hôn, vợ đến dẫn con đi lúc tôi vắng nhà, làm sao để đòi con? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Vợ chồng tôi đã ly hôn và trong quyết định ly hôn, tòa cho phép tôi được nuôi dưỡng đứa con chung. Vừa qua lúc tôi vắng nhà, vợ tôi đã dẫn con đi mất, không liên lạc được nữa.

Xin hỏi hành động của vợ tôi có vi phạm pháp luật không? Tôi phải làm thế nào để đòi con lại? Cơ quan nhà nước nào sẽ xử lý vấn đề này?

Bạn đọc Nguyễn Quang Đức gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư NGUYỄN ANH TUẤN - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng - trả lời:

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng

Hiện bạn và vợ đã được tòa án ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn và giao cho bạn quyền được nuôi dưỡng con chung.

Nhưng sau đó, lợi dụng việc bạn vắng nhà, vợ bạn đã dẫn con đi mất, không liên lạc được. Điều này cho thấy vợ bạn đã xâm phạm đến quyền được nuôi con của bạn và vi phạm quy định tại điều 82, điều 83, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, tại điều 82, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Tại điều 83, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi  thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình…

Căn cứ vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn của tòa án, bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với tòa án nơi đã ra quyết định để thi hành án đối với quyền được trực tiếp nuôi con của bạn.

Nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án (15 ngày) kể từ ngày vợ bạn nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án nhưng vợ bạn vẫn không tự nguyện thi hành, cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc vợ bạn phải thi hành án theo quy định.

Hoặc bạn có quyền khởi kiện tại tòa án nơi vợ bạn thường trú để yêu cầu tòa hạn chế quyền thăm nom con của vợ bạn theo quy định tại khoản 3, điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Không chịu giao con cho vợ cũ sau ly hôn, người đàn ông bị xét xửKhông chịu giao con cho vợ cũ sau ly hôn, người đàn ông bị xét xử

Ông Đàm Truyền Khải (trú tại TP Bắc Ninh) bị truy tố ra tòa vì không chịu giao con cho vợ cũ sau ly hôn theo bản án của tòa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên