Không rửa sạch nước rửa chén bát dễ ảnh hưởng sức khỏe
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn - giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết theo kiểm tra của các bộ phận liên quan, người ta phát hiện ra rằng một số nhà sản xuất đã bí mật thêm quá nhiều formaldehyde để kéo dài thời hạn sử dụng trong các sản phẩm của họ.
Trên thực tế, formaldehyde có thể được thêm vào nước rửa bát một cách thích hợp, thường là như một chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Theo "Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia về chất tẩy rửa" quy định, có hai tiêu chuẩn về hàm lượng formaldehyde trong nước rửa chén.
Nước rửa chén loại A dùng để làm sạch thực phẩm, lượng bổ sung formaldehyde dưới 0,05% và loại B dùng để tẩy rửa bát đũa, nồi niêu, hộp đựng, hàm lượng formaldehyde dưới 0,1%.
Nói chung, nếu hàm lượng formaldehyde nằm trong quy định quốc gia thì sẽ không gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Hơn nữa, formaldehyde rất dễ hòa tan trong nước và dễ bay hơi. Chỉ cần rửa sạch nhiều lần trong quá trình sử dụng hằng ngày.
Một số người cho rằng khi dùng nước rửa chén chắc chắn sẽ có cặn bám trên bát đĩa. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ sớm gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Theo bác sĩ Tuấn phân tích, thành phần chính của nước rửa chén là chất hoạt động bề mặt, tuy thành phần này độc hại nhưng nói về độc tính dù ở liều lượng nào cũng là không đến mức gây nguy hiểm, khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển hóa nhanh chóng.
Về vấn đề tồn dư, trên thực tế, một số chuyên gia đã thực hiện các thí nghiệm tương tự. Nói chung, sau khi rửa bát một lần, chất tẩy rửa còn sót lại đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của Nhà nước.
Sau lần rửa thứ hai, lượng cặn cơ bản đã thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia. Đến bước tráng sạch, lượng chất tẩy rửa còn sót lại đã thấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn quốc gia.
Vì vậy, về cơ bản bạn không phải lo lắng quá nhiều về các vấn đề cặn còn sót lại, gây ung thư. Hơn nữa, nước rửa chén có thể loại bỏ vi khuẩn E. coli trong bát đĩa, đũa một cách hiệu quả và làm giảm mật độ khuẩn lạc.
Ngoài ra, rửa bằng nước nóng có thể làm giảm số lượng vi sinh vật trong dụng cụ nhà bếp một cách hiệu quả, vì vậy nước rửa bát vẫn cần thiết.
Những sai lầm trong rửa bát gây hại cơ thể
Các chuyên gia y tế cho biết bên cạnh chế độ ăn uống, việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, chén bát cũng tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Các chuyên gia nghiên cứu về an toàn thực phẩm đã chỉ ra những sai lầm mọi người thường mắc:
- Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát: Thói quen tưởng chừng như vô hại, tiện lợi này thực ra tiềm ẩn nhiều mối nguy hại hơn chúng ta tưởng.
Theo Yan Zonghai - nhà nghiên cứu chất độc tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc): "Đổ nước rửa bát trực tiếp vào chén đĩa bẩn không tăng hiệu quả làm sạch, mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa, khó rửa sạch. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng".
Ngoài ra, thói quen này còn làm hỏng mùi vị món ăn cũng như làm bát đĩa mau hỏng, dễ vỡ hơn. Cách tốt nhất là pha một ít nước rửa bát vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa khi đã đeo găng tay.
- Lâu không vệ sinh kỹ, thay mới miếng rửa bát: Các loại dụng cụ rửa chén bát như bọt biển, xơ mướp, lưới rửa bát… rất nhiều vi khuẩn. Nhưng chúng lại ít được quan tâm thay mới, làm sạch không kỹ vì cho rằng tiếp xúc với nước và dung dịch rửa bát đĩa thường xuyên nên không bị bẩn.
Đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich cho thấy trong miếng bọt biển rửa chén và miếng cọ rửa có tới 362 loại vi khuẩn gây bệnh. Mỗi cm vuông trong một miếng bọt biển có thể chứa tới 54 tỉ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với bồn cầu và tương đương với lượng vi khuẩn trong phân người
- Ngâm bát đũa quá lâu với nước rửa chén: "Có rất nhiều người cho rằng ngâm bát đũa càng lâu trong nước rửa chén thì nó sẽ càng sạch hơn, dễ rửa hơn và khi rửa sẽ nhanh hơn.
Quá trình ngâm bát đũa khiến lượng vi khuẩn tăng lên theo cấp số nhân và tỉ lệ thuận với thời gian ngâm chúng. Đặc biệt, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Bởi vì lúc này các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, đồng thời lại có thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ.
Nên rửa bát đĩa ngay sau khi sử dụng, nếu khó rửa hãy dùng nước ấm hoặc ngâm với nước rửa chén cực loãng trong nhiều nhất là 30 phút, tuyệt đối không để qua đêm
- Dùng quá nhiều nước rửa chén, rửa không sạch: Lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, "tác dụng phụ" của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, các hóa chất tẩy rửa sót lại từ nước rửa chén bám lại, thậm chí ngấm vào trong các loại dụng cụ ăn uống này. Nhất là với đồ gỗ, gốm, sứ…
Khi dùng để nấu nướng hay đựng thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng thì chúng sẽ bị hòa lẫn vào đồ ăn và xâm nhập vào cơ thể người. Lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới gan, dạ dày… và dần hình thành cả bệnh ung thư. Nó cũng làm hỏng mùi vị thức ăn và khiến bát đĩa dễ bị vỡ, hỏng hơn.
- Không dùng găng tay khi rửa chén bát: Nhiều người vì chủ quan cho rằng da tay mình khỏe, lành tính hoặc không muốn khó thao tác, sợ rửa bát không sạch nên thường lười đeo găng tay. Không đeo găng tay khi rửa chén bát đang tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa trong đó làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay...
Để đảm bảo an toàn, nên tránh dùng hai loại nước rửa bát sau:
Nước rửa bát có mùi thơm nồng nặc: Nói chung, loại nước rửa chén này chứa các chất ô nhiễm hóa học thơm và mùi nồng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng. Đặc biệt đối với những người bị dị ứng, hãy cố gắng tránh mua những loại có mùi thơm nồng.
Nước rửa chén "hàng chợ": Nước rửa chén không nhãn mác nhìn chung có giá thành rẻ và rất phổ biến ở các vùng quê, vùng xa hẻo lánh. Tuy nhiên, phần lớn loại nước rửa chén này là sản phẩm 3 không: Không quy trình sản xuất, không được kiểm soát, có thể chứa nhiều thành phần bổ sung không tốt cho sức khỏe con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận