01/03/2024 17:29 GMT+7

Rầy phấn trắng hoành hành, nông dân không sạ dày, bón thừa phân

Nắng nóng cùng với nền nhiệt cao thuận lợi cho rầy phấn trắng phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, nên bà con nông dân cần kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bọ phấn để có biện pháp phòng trừ.

Nhiều diện tích lúa có thể giảm 50% sản lượng nếu bị rầy phấn trắng tấn công với mật độ dày, bị phát hiện trễ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Nhiều diện tích lúa có thể giảm 50% sản lượng nếu bị rầy phấn trắng tấn công với mật độ dày, bị phát hiện trễ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu vụ đông xuân 2023-2024 đến nay, diện tích nhiễm rầy phấn trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long gần 51.000ha, tăng khoảng 46.000ha so với vụ đông xuân năm trước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 1-3, ông Bùi Xuân Phong, trưởng phòng bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết do năm nay, ở các tỉnh miền Tây, nắng nóng đến sớm, nhiệt độ cao hơn nên bọ phấn bùng phát mạnh hơn mọi năm.

Bên cạnh đó tập quán canh tác của nông dân như sạ dày, bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ sâu sớm, phun nhiều lần, phun không theo khuyến cáo càng làm các loài sinh vật gây hại phát sinh gây hại mạnh.

"Bọ phấn xuất hiện phổ biến trên các giống lúa thơm như Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9, RVT, ST25, ST 24... với mật số bọ phấn trên đồng phổ biến từ 2.000 đến 5.000 con/m2, nơi cao trên 6.000 con/m2 với diện tích 106ha.

Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang là những địa phương có diện tích nhiễm bọ phấn nhiều, còn lại các tỉnh khác chỉ từ vài chục đến vài trăm ha" - ông Phong nói, và cho biết những nơi bị nhiễm trên 6.000 con/m2 mà ruộng lúa khô hạn thì lúa mới bị ảnh hưởng đến năng suất.

Như vậy, với diện tích nhiễm rầy phấn trắng từ đầu vụ đến nay khoảng 1.600ha/1,5 triệu ha lúa vụ đông xuân thì đây là tỉ lệ rất nhỏ, nên không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng gạo.

"Bà con cần gieo sạ tập trung, đồng loạt, không sạ dày và bón thừa đạm. Cần chú ý và thăm đồng thường xuyên giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ" - ông Phong nói.

Về lâu dài, ông Phong lưu ý nông dân nên thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật như chương trình IPHM, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ chống chịu sâu bệnh và ảnh hưởng từ môi trường.

Không xử lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ sâu, không phun thuốc trừ sâu sớm trong giai đoạn 40 ngày sau sạ, hoặc sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ tránh gây bột phát bọ phấn.

Sâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộngSâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộng

Lúa đông xuân đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên